Page 589 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 589
dự án viển vông không chỉ vì quá tốn kém mà còn thiếu tính khả
thi về kỹ thuật. Ông vừa tự tìm đọc tài liệu về điện khí hóa ở các
nước phát triển, vừa cử chuyên gia ra nước ngoài tìm hiểu học tập
kinh nghiệm. Ông còn trực tiếp gặp gỡ các giáo sư, các nhà khoa
học trong và ngoài nước, lắng nghe ý kiến của họ. Điều làm ông băn
khoăn nhất không phải là chi phí có thể lên đến 500 triệu USD,
chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà chiều dài của tuyến
đường dây lên đến 1.560km, hơn gấp hai lần tuyến đường siêu cao
áp lớn nhất của nước Pháp. Việt Nam lại là xứ nhiệt đới luôn có
nhiều gió bão, rồi những vấn đề như dao động bước sóng và sụt áp...
là những vấn đề kỹ thuật vô cùng phức tạp.
Nhưng hầu hết các giáo sư, các chuyên gia giàu kinh nghiệm về
điện đã khẳng định với ông Võ Văn Kiệt rằng: Với những tiến bộ kỹ
thuật hiện đại, chúng ta có đủ điều kiện để xử lý dao động sóng tổn
thất điện năng bằng các trạm bù và xây dựng hệ thống cột, đường
dây chịu đựng được gió bão lớn. Không nhất thiết phải sử dụng mức
điện áp 750kV như ở Mỹ, ở Đức mà chỉ cần chuyển tải ở mức điện
áp 500kV là vừa.
Đầu năm 1992, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, quyết định
khó khăn nhất của ông Võ Văn Kiệt chính là việc khởi công xây
dựng đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam vào đúng ngày Giải
phóng Sài Gòn 30/4 với thời hạn trong hai năm phải hoàn thành
(nước Pháp xây dựng 700km mất hơn 7 năm). Ông nói: “Ai không
đồng tình cứ đứng sang một bên. Ai đồng tình xin hãy xắn tay áo
cùng tiến lên với công nhân xây lắp điện. Chúng ta đã từng xẻ dọc
Trường Sơn đi đánh Mỹ thắng lợi. Nay hãy mở con đường sáng dọc
Trường Sơn đưa điện miền Bắc vào miền Nam thành công”.
Lần này tôi được đi xuyên Việt theo tuyến đường dây 500kV
trên chiếc xe Mê Kông của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tặng Công ty
Xây lắp điện 3. Vốn đã từng học kỹ thuật cơ điện, tôi thuộc lòng
công thức bất hủ của Lênin: “Chính quyền Xôviết cộng điện khí
587