Page 630 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 630
những vấn đề đặt ra để phát triển kinh tế, văn hóa và quốc phòng
của miền Tây Nam Bộ. Khi đến thăm khu lăng mộ của Thoại Ngọc
Hầu, ông Sáu Dân tỏ ra đặc biệt thích thú khi thấy cạnh mộ của chủ
nhân, ngoài hai người vợ còn có những phần mộ dành cho các nghệ
sĩ trong gánh tuồng mà Thoại Ngọc Hầu mang theo từ đất tuồng xứ
Quảng vào vùng đất mới để đáp ứng nhu cầu văn hóa của mình và
cộng đồng những người đến đây khai phá đất đai...
Những câu chuyện tương tự như tôi vừa kể, nếu để tâm chúng
ta có thể khai thác được rất nhiều trong đời sống của vị Thủ tướng
của thời kỳ đổi mới. Dường như đã thành một lẽ tự nhiên, trong tâm
thức của nhà lãnh đạo đang toàn tâm thúc đẩy công cuộc đổi mới
kinh tế và xã hội này, văn hóa luôn có mặt như một cảm hứng và
một nguồn lực.
Tôi rất nhớ đến một văn kiện, đúng ra là một bài phát biểu trên
cương vị người đứng đầu Chính phủ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
cách đây đã 16 năm. Đó là bức thư Thủ tướng gửi Hội nghị báo chí
và xuất bản (2/1992), thời điểm mà công cuộc đổi mới còn ở những
bước khai phá trong hoàn cảnh lịch sử còn vô vàn khó khăn giữa
vòng vây cấm vận và thù địch. Xin trích một vài đoạn mà giờ đây
đọc lại chúng ta không chỉ nhận thấy một tầm nhìn rất sớm và rất
xa của một nhà lãnh đạo mà cho đến nay nhiều nội dung của nó vẫn
còn mang tính thời sự.
Bức thư có đoạn viết: “Trước hết cần nhận rõ mối quan hệ giữa
kinh tế với việc mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài. Về kinh
tế, chúng ta sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, vận
dụng cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan để xây dựng đất
nước, thực hiện nước giàu dân mạnh. Nhưng mở về kinh tế không có
nghĩa là không bảo vệ chủ quyền dân tộc độc lập, bảo đảm độc lập
tự chủ của đất nước, dẫn đến lệ thuộc bên ngoài. Về văn hóa, sự giao
lưu giữa các quốc gia và dân tộc cũng là lẽ đương nhiên, nhưng nếu
thực hiện một cách thiếu chọn lọc, thận trọng thì nhất định sẽ gặp
phải những hậu quả tai hại”.
628