Page 631 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 631
“Có thể khẳng định rằng cơ chế thị trường không phải là nguồn
gốc và nguyên nhân chủ yếu gây ra những sa sút về văn hóa - xã
hội. Cũng cần nói rõ thêm, ngay cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
cũng không phải là khép kín, hạn chế mọi sự giao lưu về văn hóa với
nước ngoài. Kinh nghiệm của thế giới cũng như các nước trong khu
vực cho thấy rõ, đồng thời với việc xây dựng kinh tế phải ra sức bảo
tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Đương nhiên là không khép kín,
bài ngoại mà luôn luôn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn
hóa thế giới... Như vậy là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia là
cần thiết và có lợi cho mỗi dân tộc”.
“Hiện nay, yêu cầu tiếp tục đổi mới kinh tế, tranh thủ cơ hội
đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước đang đòi hỏi bức thiết phải
khắc phục tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về các mặt văn hóa,
xã hội. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc. Một dân tộc đánh mất
truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất
cả. Văn hóa suy thoái sẽ trực tiếp cản ngại cho tiến trình xây dựng
kinh tế thành công. Bởi lẽ, kinh tế và văn hóa chính là hai cốt lõi của
sự sinh tồn và phát triển của dân tộc... Chúng ta dứt khoát khẳng
định rằng việc xóa bỏ những sa sút trong lĩnh vực văn hóa, xã hội,
việc chấn hưng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc là điều hoàn
toàn có thể làm được”.
Có một lần, tôi mạnh dạn hỏi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
hai vấn đề liên quan đến văn hóa, đó là việc ông đã từng “cấm” phát
triển môn quyền anh và đốt pháo. Có người cho rằng những quyết
định đó đã hạn chế sự phát triển của bộ môn thể thao khá phổ biến
trên thế giới khiến ta tụt hậu trên lĩnh vực này. Còn việc chấm dứt
một trò chơi truyền thống đã có từ hàng nghìn năm nay liên quan
đến tập quán tín ngưỡng có phải là làm nghèo đi những di sản văn
hóa truyền thống hay không.
Ông đã trả lời tôi một cách xác đáng rằng lãnh đạo đất nước, quản
lý xã hội cũng là văn hóa. Kế thừa truyền thống lãnh đạo tốt đẹp
của người xưa cũng là bảo tồn một loại hình văn hóa truyền thống.
629