Page 626 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 626
ủng hộ quan niệm lịch sử Việt Nam bao gồm tất cả các cộng đồng cư
dân, dân tộc, các quốc gia đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam
hiện nay, do đó, lịch sử vùng đất Nam Bộ phải ngược lên tận thời
tiền sử khi con người xuất hiện trên miền đất này, qua văn hóa Óc
Eo với vương quốc Phù Nam... cho đến nay. Trong thời gian qua,
anh cùng giáo sư Trần Văn Giàu, anh Trần Bạch Đằng và các vị lão
thành cách mạng, các nhà khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh, thành Nam Bộ đã và đang hoàn thành một số công trình
về lịch sử cách mạng và kháng chiến Nam Bộ. Anh ước mong sớm
có một công trình khoa học công phu, bề thế về toàn bộ lịch sử Nam
Bộ. Chúng tôi cùng với các nhà khoa học miền Nam đang triển khai
một đề án khoa học xã hội về quá trình hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ. Tiếc rằng công trình mới bắt đầu và anh mới chỉ
góp một vài ý kiến thì đã ra đi mãi mãi.
Nói đến lịch sử Việt Nam và nhất là Nam Bộ, anh rất băn
khoăn, thậm chí bất bình đối với cách đánh giá trước đây về các
chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Anh tâm sự, nhiều lúc suy
ngẫm, nếu không có công lao mở cõi của các chúa Nguyễn thì làm
sao chúng ta có được vùng đất Nam Bộ và lãnh thổ Việt Nam như
hiện nay, mà không có được quy mô lãnh thổ, dân số và tiềm năng
các mặt của một đất nước như thế thì làm sao thắng nổi những đế
quốc lớn mạnh của thời đại. Mà hay hơn nữa là phương thức mở
cõi của các chúa Nguyễn chủ yếu là di dân khẩn hoang, tổ chức
khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu có nhưng lúc đó còn
hoang vu.
Anh Sáu Dân cũng quan tâm rất nhiều đến di sản văn hóa dân
tộc. Có những lần gặp, anh nêu lên câu hỏi về giá trị của văn hóa
dân tộc, về bản sắc dân tộc, về tính cách và sắc thái văn hóa đa
dạng của các vùng, miền, nhất là tính cách Nam Bộ. Anh theo sát
các phát hiện mới về khảo cổ học, các công trình nghiên cứu về văn
hóa và góp tiếng nói trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa
624