Page 181 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 181
PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA CẢ HỆ THỐNG... 179
lưu ý, nhấn mạnh định hướng chính sách, biện pháp bảo đảm an ninh
lương thực gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh
năng lượng và giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội.
Để bảo đảm an ninh lương thực gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn; kiên quyết giữ 3,8 triệu hécta đất trồng lúa, có
chính sách điều tiết ngân sách hợp lý đối với vùng đồng bằng,
nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long để các vùng này
chuyên tâm sản xuất, chế biến lúa gạo và các hàng nông sản,
thực phẩm khác, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy
mô lớn, chất lượng cao đối với một số sản phẩm có lợi thế
nhằm hình thành các vùng chuyên canh. Đồng thời, chủ động,
tích cực chuẩn bị đối phó có hiệu quả với nguy cơ nước biển
dâng và thiên tai, dịch bệnh do tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu; tăng cường các chính sách, biện pháp bảo vệ tài
nguyên, môi trường, nhất là chính sách trồng và bảo vệ rừng,
khai thác sử dụng tài nguyên nước. Chấm dứt tình trạng khai
thác quá đáng, làm cạn kiệt tài nguyên, gây hại cho môi trường.
Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý chất thải công nghiệp, đáp ứng
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
An ninh năng lượng chỉ có thể được giữ vững trên cơ sở
đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực phát triển nguồn cung theo
đúng sơ đồ tổng thể quy hoạch phát triển hệ thống điện lực
Việt Nam và chiến lược phát triển ngành dầu khí, ngành than
đến năm 2020; đồng thời, kiểm soát có hiệu quả các nhu cầu
sử dụng năng lượng, tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện