Page 208 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 208
206 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
Hơn ai hết, các đồng chí biết rõ rằng, bất kỳ quốc gia, dân
tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều
phải xử lý hai vấn đề cơ bản: đối nội và đối ngoại. Hai vấn đề
này có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ
lẫn nhau, tạo thế và lực cho nhau, trong đó nội lực đóng vai trò
quyết định. Như V.I. Lênin từng nói, đối ngoại là sự nối tiếp
của chính sách đối nội. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta, bên cạnh các cuộc chiến đấu
ngoan cường bảo vệ giang sơn, độc lập chủ quyền của đất
nước, ông cha ta luôn luôn chú trọng hoạt động đối ngoại, tạo
dựng nên những truyền thống và bản sắc độc đáo của nền
ngoại giao Việt Nam đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay
cường bạo!”; “Dập tắt muôn đời chiến tranh; Mở nền muôn
thuở thái bình!”. Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại,
mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.
Những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi
đắp, phát huy và tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh, đã hình
thành nền ngoại giao Việt Nam gắn với tư tưởng và phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh. Cùng với các mặt trận chính trị, quân
sự, kinh tế, văn hóa…, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò
trọng yếu trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, góp
phần tạo nên những thắng lợi hết sức to lớn, làm rạng rỡ lịch sử
của dân tộc.
Chúng ta còn nhớ, vào cuối những năm 80 của thế kỷ
trước, đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có
ý nghĩa sống còn. Đảng ta đã phát động công cuộc đổi mới, đưa
nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và không ngừng
phát triển về mọi mặt. Cũng từ ngày đó, đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mở vì hòa bình, hợp tác và phát triển,