Page 339 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 339

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN...                         337


                                Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại
                           nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc

                           lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ
                           nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ
                           tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới
                           không hề đảm bảo để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do

                           nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ
                           thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và
                           phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận

                           rất nhỏ, thậm chí là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn
                           của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát phần lớn nguồn tài chính, tri
                           thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó
                           chi phối toàn xã hội. Sự rêu rao bình  đẳng về quyền nhưng

                           không kèm theo sự bình  đẳng về  điều kiện  để thực hiện các
                           quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức mà không
                           thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng

                           tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà
                           tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự
                           do” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi các
                           thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là

                           sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội
                           mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không
                           phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà  đạp lên phẩm giá con

                           người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ
                           và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu
                           nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng
                           tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết,

                           tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng - thua vì
                           lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát
                           triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường
   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344