Page 200 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 200
198 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 2 (2015 - 2017)
thế giới. Chính vì vậy mà cần có vai trò của luật pháp quốc tế;
Liên hợp quốc mới cần có Công ước về Luật biển năm 1982;
ASEAN và Trung Quốc mới cần đến Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) và đang xây dựng Bộ Quy tắc
ứng xử ở Biển Đông (COC). Vì lẽ đó, việc giải quyết tranh
chấp bằng các biện pháp hòa bình song phương và đa phương
trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và các thỏa thuận chung
là hết sức quan trọng, là con đường đúng đắn nhất; tuyệt đối
không sử dụng các hành động đơn phương hay áp đặt, không
được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Hòa bình, hợp tác và phát triển là nguyện vọng tha thiết
của tất cả các dân tộc, là lợi ích chung của các quốc gia ở khu
vực và trên thế giới. Trong thế giới toàn cầu hóa, lợi ích của
các quốc gia càng gắn liền với nhau, các thách thức nổi lên
cũng là thách thức chung cho nhiều nước. Vì vậy, mỗi quốc
gia càng cần thể hiện ý thức trách nhiệm cao hơn đối với các
vấn đề khu vực và quốc tế, cần tăng cường hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi, phù hợp luật pháp quốc tế và lợi ích chung của
cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi tin rằng, để có được một châu Á - Thái Bình
Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng, đòi hỏi tất cả
các nước trong khu vực, nhất là các nước lớn, phải hành xử
minh bạch, có trách nhiệm trong quan hệ với nhau cũng như
đối với lợi ích chung của cả khu vực và thế giới. Đồng thời, cần
cùng nhau nỗ lực hình thành được các thỏa thuận và cơ chế
hữu hiệu để duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh chung,
ngăn ngừa xung đột và chiến tranh, tăng cường hợp tác để đối
phó có hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi
truyền thống đang nổi lên.