Page 553 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 553

những tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam,
                      bao gồm:
                            Thứ nhất, Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin

                      về tính tất yếu phải tổ chức ra đội quân chiến đấu, “công cụ bạo lực” của Đảng
                      nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, sử dụng phương pháp “bạo lực
                      cách  mạng”,  lật  đổ  giai  cấp  thống  trị  và  đồng  thời  bảo  vệ  chính  quyền  cách
                      mạng và chế độ xã hội mới. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng việc xây
                      dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội công nông. Ngay trong Chánh
                      cương vắn tắt do Người soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng
                      Cộng sản Việt Nam (ngày 3/2/1930) đã chỉ rõ sự cần thiết phải “tổ chức ra quân
                      đội công nông”, làm công cụ bạo lực cách mạng để “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
                                                  1
                      Pháp và bọn phong kiến” . Quá trình lãnh đạo cách mạng, Người đã giải quyết
                      một loạt vấn đề then chốt về tư tưởng lý luận và lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ
                      trang nhân dân cách mạng thành công trong thực tiễn. “Chúng ta đương tổ chức
                      quân đội quốc gia, chúng ta phải rút kinh nghiệm quý báu trong lịch sử kiến thiết
                                               2
                      quân đội của Liên Xô” . Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Người, Quân đội nhân
                      dân Việt Nam không ngừng được chăm lo, xây dựng, phát triển, trở thành mô
                      hình tổ chức quân sự độc đáo, sáng tạo của Đảng, phù hợp với cách đánh và
                      nghệ thuật quân sự Việt Nam; vừa chiến đấu, vừa tự lực, tự cường xây dựng,
                      phát triển lực lượng, hoàn thành xuất sắc chức năng “đội quân chiến đấu, đội
                      quân công tác và đội quân lao động sản xuất”. Lực lượng vũ trang, nòng cốt là
                      Quân đội nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó trong
                      thời kỳ khởi nghĩa vũ trang; tiếp đó không ngừng lớn mạnh toàn diện, trở thành
                      lực lượng chiến đấu trụ cột, cùng với toàn dân đánh bại những đội quân chiến
                      đấu tinh nhuệ và hiện đại của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần hoàn

                      thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và
                      làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
                            Thứ  hai,  tiếp  thu  quan  điểm  của  chủ  nghĩa  Mác-Lênin  về  xây  dựng  lực
                      lượng vũ trang cách mạng, sử dụng “bạo lực quần chúng”, “quân đội gắn bó mật
                      thiết với nhân dân”, tư tưởng về “chiến tranh nhân dân”..., Hồ Chí Minh đã tiếp
                      thu những tư tưởng đó vào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam
                      “của dân, do dân và vì nhân dân” mang bản chất cách mạng và khoa học sâu sắc.
                      Đầu tháng 11/1941, tại lễ thành lập đội vũ trang đầu tiên ở Cao Bằng, Chủ tịch
                      Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đội du kích Cao Bằng được thành lập phải làm tốt
                      các nhiệm vụ đã đề ra, có cái làm trước, có cái làm sau. Phải qua công tác mà
                      phấn đấu, rèn luyện. Phải đoàn kết, chấp hành kỷ luật đội cho tốt, khiêm tốn học
                      hỏi, giúp đỡ nhau trong học tập, trong công tác cũng như trong đời sống, sinh


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr.1.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 254.


                                                               551
   548   549   550   551   552   553   554   555   556   557   558