Page 554 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 554

hoạt hàng ngày. Đối với nhân dân, đội phải như cá với nước, nghĩa là đội như cá,
                                            1
                      nhân dân như nước” . Sau này, Người cũng luôn căn dặn: “Quân đội ta trung với
                      Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì

                      chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,
                                                    2
                      kẻ thù nào cũng đánh thắng” .
                            Thứ ba, Người sớm nhận thấy vai trò chiến lược của bộ đội chủ lực. Khi đã
                      có đủ điều kiện, Người quyết định thành lập đội quân chủ lực đầu tiên làm tiền
                      đề cho những thắng lợi sau này. Tư tưởng ấy được thể hiện ngay trong Chỉ thị
                      của Người về việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân: “Sẽ
                      chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên
                      kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ
                                                                                 3
                      lực… cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân” . Với quan điểm “chính
                                                                                                          4
                      trị trọng hơn quân sự... nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng” ;
                      “Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho
                      chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng

                      tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi
                                                                           5
                      suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam” . Ngày 22/12/1944, Đội Việt
                      Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, thống nhất các lực lượng vũ
                      trang trong cả nước. Lần đầu tiên, một quân đội kiểu mới do Đảng của giai cấp
                      công nhân Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo và
                      giáo dục đã ra đời. Từ đó, một quân đội cách mạng nhỏ bé với 34 chiến sĩ và vũ
                      khí thô sơ, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với
                      nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và lập nên
                      chiến công, mở đầu Phay Khắt, Nà Ngần (12/1944) đến Chiến dịch Điện Biên
                      Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân

                      năm  1975  với  5  quân  đoàn  chủ  lực  trong  chiến  dịch  Hồ  Chí  Minh  lịch  sử
                      (4/1975). Đó là những mốc son chói lọi, mãi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang
                      của dân tộc, nó đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng và phát triển vượt bậc
                      của quân đội Việt Nam.
                            Thứ tư, tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng quân đội
                      kiểu mới, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và thường xuyên tăng cường sự lãnh
                      đạo  của  Đảng  đối  với  Hồng  quân  công-nông,  V.I.Lênin  từng  khẳng  định:
                                                                              6
                      “Không có Chính ủy chúng ta không có Hồng quân” . Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
                      __________
                            1. Lê Hữu Đức, Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân bảo vệ Tổ quốc theo
                      tư tưởng Hồ Chí Minh, theo website www.lapphap.vn, ngày 01/12/2012.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 435.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 539.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 539.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 539-540.
                            6. Sự nghiệp quân sự của V.I. Lênin, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1971, t. 2, tr. 89.


                                                               552
   549   550   551   552   553   554   555   556   557   558   559