Page 556 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 556

Việt Nam là công cụ để bảo vệ độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
                      quốc, bảo vệ sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa
                      dân tộc. Với bầu bạn, Quân đội nhân dân Việt Nam thấm nhuần tinh thần quốc

                      tế vô sản, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hòa
                      bình thế giới. Với nội bộ, thực hiện toàn quân một ý chí, kỷ luật tự giác, nghiêm
                      minh, dân chủ, bình đẳng về chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Từ tiểu
                      đội trưởng trở lên, từ Tổng Tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và
                      tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện
                      vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu
                      mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa
                      đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết,
                                      1
                      mới tất thắng” . Người đi đến kết luận: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó
                                                                                                         2
                      là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục” .
                            Thứ bảy, lĩnh hội những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng con
                      người, trong con người đặt yêu cầu cao về xây dựng yếu tố chính trị, tinh thần.

                      Người nhấn mạnh yếu tố chính trị, tư tưởng: “Tư tưởng đúng thì hành động mới
                                                                                   3
                      khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được” . Theo Người, nhân tố
                      chính trị, tinh thần là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tạo nên sức
                      mạnh tổng hợp của Quân đội nhân dân Việt Nam, là ưu thế tuyệt đối của Quân
                      đội nhân dân Việt Nam trước mọi kẻ thù xâm lược. Từ đó, Hồ Chí Minh quan
                      tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, lấy việc bồi dưỡng xây dựng con người
                      là chính, nêu cao tư tưởng “người trước súng sau”. Chiến lược trồng người của
                      Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên một đội ngũ cán bộ quân đội trung thành, có
                      trí tuệ, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của đấu tranh và mọi thử thách của cách
                      mạng. Người còn nói: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt
                                  4
                                                                             5
                      hoặc kém” , “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” . Đối với cán bộ trong quân
                                                                                       6
                      đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Trí, dũng, liêm, trung” , chính trị của cán
                      bộ biểu hiện ra trong lúc đánh giặc. Người đặt trí lên hàng đầu. Theo Hồ Chí
                      Minh, cán bộ quân sự trước hết phải là người có trí tuệ, không ngừng trau dồi trí
                      thức, nâng cao trí tuệ mới hoàn thành được nhiệm vụ. Trước hết là đánh thắng
                      giặc bằng trí tuệ, bằng tài thao lược, có phương pháp xem xét đúng, hiểu rõ sức
                      mạnh quân đội của các nước đế quốc, sáng tạo cách đánh tài giỏi. Chiến lược
                      trồng người trong quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên một hình


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 76.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 435.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 360.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 280.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 309.
                            6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 371.


                                                               554
   551   552   553   554   555   556   557   558   559   560   561