Page 550 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 550
do thoái hóa biến chất gây ra. Trước lúc đi xa, Người vẫn căn dặn toàn Đảng:
“Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên,
mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho
1
mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” .
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn
đặc biệt quan tâm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị tư tưởng, tổ
chức và đạo đức để Đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Nội dung công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
Một là, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về chính trị bao gồm nhiều nội dung:
Xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết,
xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng
cao bản lĩnh chính trị... Trong đó, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử quyết
định sự tồn tại và phát triển của Đảng. Người cho rằng, muốn xây dựng đường
lối chính trị đúng đắn phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận
dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; đồng
thời, phải học tập kinh nghiệm của các Đảng Cộng sản anh em. Để có đường lối
chính trị đúng, Đảng phải luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân. Phải coi
trọng giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ,
đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị
trong mọi hoàn cảnh. Người cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị gây
hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh của Tổ quốc, sinh mệnh chính trị của
hàng triệu Đảng viên cũng như của hàng triệu nhân dân lao động.
Hai là, xây dựng Đảng về tổ chức
Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ
thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ
luật cao. Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức
có chức năng, nhiệm vụ riêng. Trong hệ thống tổ chức đảng, Hồ Chí Minh rất
coi trọng vai trò của chi bộ. Theo Người, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định
chất lượng lãnh đạo của Đảng. Chi bộ là nơi kết nạp, quản lý, rèn luyện đảng
viên và cũng là nơi giám sát đảng viên. Chi bộ có vai trò quan trọng trong việc
gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của người cán bộ trong sự
nghiệp cách mạng và Người luôn đặc biệt quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ
cán bộ cho Đảng. Người cho rằng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt
khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Muôn việc thành
công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. “Cán bộ là những người đem chính
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15 , tr. 616.
548