Page 585 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 585
của giai cấp vô sản, đội tiền phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn
dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới, đủ
sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động
và những người bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ, mà không
1
cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản” .
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và đảng tiền phong
của nó có nhiệm vụ lãnh đạo toàn dân cải tạo và xây dựng xã hội mới bằng
những hình thức và phương pháp phù hợp với đặc điểm riêng của từng nước. Từ
chỗ lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, đảng trở thành đảng cầm quyền. Đó
là bước ngoặt vĩ đại, là sự chuyển biến mới về chất và phạm vi rộng lớn trong
hoạt động của đảng.
Bắt nguồn từ thực tiễn đấu tranh, học thuyết của Lênin về Đảng kiểu mới
đã trở thành lý luận dẫn dắt phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc.
Kế thừa xuất sắc những thành tựu lý luận của chủ nghĩa Mác và phát triển
lên một mức cao hơn, V.I. Lênin không tự cho học thuyết của chủ nghĩa Mác là
“chân lý tuyệt đối”, không nên áp dụng rập khuôn, giáo điều những nguyên lý
cách mạng của mọi nước như nhau mà chỉ nên lấy chủ nghĩa Mác là nền tảng tư
tưởng, là nguyên lý chỉ đạo còn thực tiễn cách mạng ở mỗi nước là hoàn toàn
khác nhau nên mỗi nước có những con đường đi khác nhau. Lênin chỉ rõ:
“Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và
bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho
môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phát triển hơn nữa về mọi
mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống... lý luận này chỉ
đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung còn việc áp dụng những nguyên lý ấy thì,
2
xét riêng từng nơi... không giống ở Nga” .
Lĩnh hội được lý tưởng đó, sau một thời gian đi bôn ba, tìm hiểu về phong
trào cách mạng các nước trên thế giới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã nhận thức được rằng: Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản, chỉ có đi
3
theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì cách mạng Việt Nam mới “thành công đến nơi” .
2. Cơ sở thực tiễn của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1. Thực tiễn thế giới và khu vực đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ
nghĩa đế quốc. Bên cạnh mâu thuân giữa giai cấp tư sản và vô sản, đã xuất hiện
một mâu thuẫn mới mang tính thời đại, trên phạm vi toàn thế giới. Đó là mâu
__________
1. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 33, tr. 33.
2. V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 232.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 304.
583