Page 587 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 587
kiến đã lên đến đỉnh điểm. Mặc dù bị đàn áp, khủng bố ác liệt, song với truyền
thống kiên cường, bất khuất, nhân dân Việt Nam không ngừng vùng dậy cầm vũ
khí chống bọn cướp nước và bán nước. Tuy nhiên, tất cả các phong trào chống
Pháp, cứu nước đó đều “bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất
1
nước Việt Nam” . Một trong những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu
nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do những hạn chế mang tính chất thời
đại. Thực chất đó là cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên
tiến đối với xã hội Việt Nam. Giai cấp phong kiến, nếu như trong những thế kỷ
trước đã có tác dụng tiến bộ nhất định, thì từ thế kỷ XVI trở đi nó đã bắt đầu
thoái hóa. Nó cũng thể hiện sự bất lực, lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến trong
thời đại mới.
Sau khi đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, các sĩ phu Việt
Nam đã hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường mới để mong giải phóng
dân tộc. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật, tìm con đường Duy Tân, sau sang Trung
Quốc tìm con đường Cách mạng Tân Hợi (1911). Cụ Phan Chu Trinh hướng
theo con đường nghị viện tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt
Nam mới biết nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Nêu cao tinh
thần yêu nước, anh dũng đấu tranh nhưng “Các phong trào cứu nước từ lập
trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử
2
đều lần lượt thất bại” . Cách mạng Việt Nam lúc này ví như “trong đêm tối,
không có đường ra”. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước đấu
tranh chống thực dân Pháp giai đoạn này là thiếu cơ sở tư tưởng, lý luận, học
thuyết cách mạng dẫn đường; thiếu cương lĩnh, đường lối chính trị phù hợp,
đúng đắn nên không thể thống nhất được lực lượng cả nước nhằm giải quyết
triệt để những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội. Các lãnh tụ khởi nghĩa
hoặc chỉ nhìn thấy và dựa vào một bộ phận nhân dân, hoặc dựa vào nước ngoài,
uy tín cá nhân và tổ chức độc lập của họ để chống kẻ thù xâm lược. Trong khi
đó, tính chất của thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại cũng thay đổi
và trong thời đại mới, lịch sử đã trao trách nhiệm cho giai cấp công nhân, đại
biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước khi có giai cấp tư sản Việt Nam,
nó xuất hiện khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp vào Việt Nam. Là
sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản thực dân, nằm
trong các mạch máu kinh tế quan trọng của chúng, giai cấp công nhân Việt Nam
tuy còn trẻ, trình độ văn hóa, kỹ thuật thấp nhưng có đầy đủ tính chất của giai
cấp vô sản hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, triệt để cách
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1991, tr. 109.
585