Page 589 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 589
phương thức tồn tại, là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng được mở rộng, cùng với đó, mâu
thuẫn giữa đế quốc thực dân và nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
ngày càng sâu sắc, trở thành mâu thuẫn thời đại mới. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đầu cho thời đại mới: Thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn thế giới; thời đại của cách
mạng vô sản, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cho hòa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và tính thời đại, một mặt lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc khẳng định tính chân thực của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận
dụng những nguyên lý của học thuyết này vào thực tiễn xã hội Việt Nam. Nhưng
mặt khác, Người cũng đã sớm phát hiện những sự khác biệt giữa phương Đông
và phương Tây mà thời Mác chưa có điều kiện nghiên cứu, từ đó bổ sung những
luận điểm sáng tạo, góp phần hoàn thiện chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều
kiện của Việt Nam. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế
Cộng sản năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết: “... Mác đã xây dựng học
thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch
sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại
chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương
1
Đông. Đó chính là nhiệm vụ của các xôviết đảm nhiệm” .
Xuất phát từ thực tiễn dân tộc và thời đại, đồng thời bằng cách tiếp cận
đúng đắn, khoa học trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác-Lênin và quan
điểm: “Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã
nêu ra những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác-
Lênin, trong đó nổi bật lên là luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc trong
thời đại mới trước hết cần có Đảng cách mạng lãnh đạo. Tư tưởng về Đảng
Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện ở
những nội dung chủ yếu sau:
Cách mạng là sự nghiệp chung của cả dân tộc chứ không phải là công
việc của một vài người. Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng muôn đời của
nhân dân. Đó cũng là khát vọng, nguyện vọng cao nhất của Người. Người hiểu
rõ hơn ai hết: Muốn thực hiện được hoài bão đó - cũng chính là mục tiêu của
cách mạng Việt Nam - không có cách nào khác là phải dựa vào sức mạnh của
chính quần chúng nhân dân. Chính nhân dân mới là người làm “lật thuyền” -
đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến - và “chở thuyền” - đưa sự
nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Chính nhân dân và chỉ có nhân dân mới có thể
sáng tạo ra được một cuộc đời mới cho chính bản thân mình. Nhưng cũng hơn
bất cứ ai, Người thấu hiểu những hạn chế, nhược điểm của nhân dân ta. Thấu
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 508-510.
587