Page 583 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 583

1
                      cấp tư sản nước mình đã” .
                            Trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, nếu không có

                      một tổ chức tự giác của giai cấp vô sản với tính cách là bộ tham mưu chiến đấu
                      thì giai cấp vô sản không thể giành thắng lợi được. Các nhà kinh điển của chủ
                      nghĩa Mác chỉ rõ: “Để cho giai cấp vô sản đủ mạnh để chiến thắng trong giờ
                      phút quyết định, cần phải - điều này Mác và tôi chủ trương từ năm 1847 - thành
                      lập một đảng riêng, tách khỏi tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng này, ý
                                                              2
                      thức được mình là một đảng giai cấp” .
                            Đảng Cộng sản phải lãnh đạo giai cấp vô sản mỗi nước thực hiện quyền
                      lãnh đạo chính trị của mình, xây dựng một xã hội tự do, dân chủ để làm cho sức
                      sản  xuất  tăng  trưởng  mạnh  mẽ.  Tuyên  ngôn  của  Đảng  Cộng  sản  kêu  gọi:
                      “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”. Đây là chủ trương liên hiệp vô sản toàn
                      thế giới thực hiện một chủ nghĩa quốc tế đánh đổ chủ nghĩa tư bản trên quy mô
                      toàn thế giới - một chủ trương tiến bộ của C. Mác và Ph. Ănghen có vai trò tập
                      hợp lực lượng quốc tế chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản.

                            1.2. Học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân của V.I. Lênin
                            Kế tục xuất sắc tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của C. Mác và Ph. Ănghen,
                      V.I. Lênin đã xây dựng học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
                      trong  thời đại  mới. Sinh  ra và  hoạt  động  chủ  yếu  ở nước  Nga  rộng lớn,  chủ
                      nghĩa tư bản phát triển trung bình, trong khi đó những điều kiện mới của thời đại
                      là điểm xuất phát cho những thay đổi trong nhận thức của Lênin. Đến thời kỳ
                      này, chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chính vì vậy mà
                      vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được đặt ra như một vấn đề bức thiết cần được
                      giải quyết trong phần lớn các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Từ đó, Lênin đã

                      nêu ra những luận điểm hết sức quan trọng để định hướng cho việc tiến hành
                      cách mạng ở các nước thuộc địa lạc hậu và khả năng các nước này có thể đi lên
                      chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Lênin đã bổ sung và mở
                      rộng khẩu hiệu của C. Mác và Ph. Ănghen cho phù hợp với tình hình mới: “Vô
                      sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Thắng lợi của Cách
                      mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã chứng minh tính đúng đắn và sức mạnh vô
                      địch của chủ nghĩa Mác-Lênin trong đời sống xã hội, chứng  minh chủ nghĩa
                      Mác-Lênin là một hệ tư tưởng tiến bộ nhất thời đại.
                            Xuất  phát  từ  xu  hướng  mới  của  thời  đại,  kế  thừa  những  nguyên  lý  của
                      C. Mác và Ph. Ănghen, V.I. Lênin đã xây dựng thành công học thuyết về Đảng
                      kiểu mới của giai cấp công nhân và sau này chính học thuyết đó đã đóng vai trò
                      như “chiếc chìa khóa vạn năng” giúp giải quyết những bế tắc của phong trào

                      cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

                      __________
                            1. C. Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 611.
                            2. C. Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, Sđd, t. 37, tr. 448.


                                                               581
   578   579   580   581   582   583   584   585   586   587   588