Page 591 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 591

trào  giải  phóng  dân  tộc,  lãnh  tụ  Nguyễn  Ái  Quốc  đã  không  ngừng  học  tập,
                      nghiên cứu đồng thời xúc tiến quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn
                      bị cơ sở lý luận tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Năm 1925, trong

                      quá trình hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã cải tổ tổ chức Tâm
                      Tâm xã tiến tới thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền
                      thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Người cũng mở các lớp huấn
                      luyện chính trị nhằm trang bị những kiến thức cách mạng cơ bản nhất cho các
                      thanh niên yêu nước Việt Nam rồi từ đó, sau khi đào tạo xong sẽ trở về nước, đi
                      sâu vào các hầm mỏ, xí nghiệp, tuyên truyền, giác ngộ tư tưởng cách mạng vô
                      sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam; giúp họ nhận thức
                      được vị trí của giai cấp mình, đề cao đấu tranh chính trị trong các khẩu hiệu đấu
                      tranh, liên kết chặt chẽ với các giai cấp khác... Từ đó, phong trào công nhân Việt
                      Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ và hình thức đấu tranh của họ đã
                      chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác.
                            Trong quá trình mở các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (1925-1927),

                      lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp các bài giảng ở các lớp này và xuất bản
                      cuốn  sách  Đường  kách  mệnh.  Cuốn  sách  như  “cẩm  nang  cách  mạng”,  là  tác
                      phẩm đầu tiên có ý nghĩa dẫn đường cho hoạt động của phong trào cách mạng
                      Việt Nam. Tác phẩm Đường kách mệnh, báo Thanh niên và các tờ báo, nguyệt
                      san bằng nhiều con đường khác nhau, bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần
                      truyền bá mạnh mẽ chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường cách mạng vào phong
                      trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
                            Vào  những  năm  1928-1929,  tổ  chức  Hội  Việt  Nam  Cách  mạng  Thanh
                      niên lan rộng khắp ba kỳ. Giai cấp công nhân Việt Nam giác ngộ, trở thành lực
                      lượng  chính  trị  độc  lập,  phong  trào  phát  triển  nhanh  lan  rộng  cả  nước.  Tư

                      tưởng cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chiếm ưu thế và
                      giữ vai trò chủ đạo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ở trong nước đã xuất hiện ba
                      tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và
                      Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự tồn tại ba tổ chức cộng sản đã dẫn đến
                      nguy cơ chia rẽ lực lượng cách mạng Việt Nam. Với sự chuẩn bị chu đáo và
                      chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
                      diễn ra từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung
                      Quốc). Hội nghị thống nhất xóa bỏ mọi chia rẽ, thành lập một Đảng Cộng sản
                      duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt
                      của  Đảng,  Sách lược  vắn tắt  của  Đảng,  Điều lệ  vắn tắt  của  Đảng,  Chương
                      trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, định kế hoạch
                      thống nhất các tổ chức đảng trong nước và dự kiến thành lập Ban Chấp hành

                      Trung ương lâm thời. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như
                      Đại  hội  thành  lập  Đảng  Cộng  sản  Việt  Nam.  Lãnh  tụ  Nguyễn  Ái  Quốc  đã
                      chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là người sáng lập, lãnh đạo


                                                               589
   586   587   588   589   590   591   592   593   594   595   596