Page 594 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 594

có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,
                      Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của
                                                                                                          1
                      các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” .
                      Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi danh nhiều anh hùng dân tộc, những người đã
                      có công đứng lên đánh đuổi giặc xâm lược, đem lại nền độc lập cho Tổ quốc,
                      tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp, được Hồ Chí Minh tiếp thu, nâng tầm cao
                      mới. Đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam mà Người tiếp thu
                      từ truyền thống gia đình và đã được hun đúc bởi truyền thống quê hương để kết
                      luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
                      của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
                      nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm,
                                                                                          2
                      khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” . Điều đặc biệt
                      quan trọng là dù xuất thân ở các tầng lớp xã hội và hoạt động trong các bối cảnh
                      lịch sử khác nhau, với những nhiệm vụ cụ thể và kết quả đạt được cũng khác
                      nhau, song các anh hùng dân tộc và các bậc tiền nhân đã hun đúc, xây đắp nên

                      những truyền thống tốt đẹp, mãi mãi lưu lại cho đời sau. Họ đều có những nét
                      chung cơ bản là: Tuy có những quan niệm khác nhau về mối quan hệ vua - tôi,
                      dân - nước, nhưng các bậc tiền nhân trong lịch sử đều một lòng vì nước, vì dân.
                      Các bậc tiền nhân trong lịch sử đều có những phẩm chất là tinh thần quyết chiến,
                      quyết thắng, tình cảm thương yêu, đoàn kết, thể hiện tinh thần “đồng bào” (từ
                      một bọc mà ra). Các bậc tiền nhân đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng, được
                      nhân dân đời đời tưởng nhớ, ghi công, thờ cúng. Những giá trị của chủ nghĩa
                      yêu nước và những nét đẹp của các bậc tiền bối, anh hùng dân tộc đã được Hồ
                      Chí Minh tiếp thu, nâng tầm, phát triển để lựa chọn con đường cứu nước và hoạt
                      động cách mạng không ngừng nghỉ trong cuộc đời.

                            Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh trở thành
                      nhà ái quốc vĩ đại. Yêu nước là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động và
                      trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ chủ
                      nghĩa yêu nước, từ lòng yêu nước, thương nòi, cả cuộc đời hoạt động cách mạng
                      của Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang lại hạnh
                      phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải
                      gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân
                                                                                                     3
                      mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” . Như
                      vậy, chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh luôn được thể hiện trong lý tưởng
                      và hành động giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; lý
                      tưởng  xây  dựng  một  đất  nước  phồn  vinh,  ấm  no,  tự  do,  hạnh  phúc  cho  mọi


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 38.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 38.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 401.


                                                               592
   589   590   591   592   593   594   595   596   597   598   599