Page 597 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 597
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Khôn ngoan hơn cường bạo, kẻ yếu thì chỉ
1
có cách đó để tự vệ” . Trước kẻ thù xâm lược lớn mạnh, nếu ta chỉ anh dũng mà
không khôn ngoan, không thông minh thì không thể chiến thắng, không thể tồn
tại được. Sự thông minh, sáng tạo của Hồ Chí Minh đã được thể hiện đậm nét
trong việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên và nhân dân
phải nắm vững bản chất cách mạng, khoa học và vận dụng sáng tạo thực tiễn
Việt Nam, không được rập khuôn máy móc.
3. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh - Người nâng tầm khát vọng và
quyết tâm lựa chọn con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam
Mặc dù Nguyễn Tất Thành vô cùng kính trọng và rất khâm phục các bậc
tiền bối của các phong trào đấu tranh yêu nước, nhưng Người không tán thành
các con đường của họ: Con đường của cụ Phan Bội Châu chẳng khác gì “đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; con đường của cụ Phan Chu Trinh chẳng
khác gì xin giặc rủ lòng thương; con đường của cụ Hoàng Hoa Thám tuy có
phần thực tế hơn, nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến. Các cuộc khởi
nghĩa, các phong trào đấu tranh theo những khuynh hướng khác nhau với tinh
thần lớp trước ngã xuống, lớp sau đứng lên nhưng đều thất bại. Cách mạng
Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và bế tắc về đường lối cứu
nước. Nguyễn Tất Thành đã không tư duy theo lối mòn, rập khuôn, máy móc
mà xuất phát từ việc yêu nước chân chính, mẫn cảm thời cuộc, tư duy tự chủ,
nhạy bén với hướng canh tân, nên Người quyết tâm đi tìm một con đường
mới đầy táo bạo cho dân tộc Việt Nam là đi sang phương Tây, dù chưa biết
con đường nào để cứu dân tộc. Vì vậy, trả lời nhà văn Mỹ Aana Luy
Xơtơrông, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra
tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách
thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người cho là Mỹ. Tôi thấy phải
đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp
2
đồng bào tôi” .
Nguyễn Tất Thành đi phương Tây với mục đích gì? Để thoát khỏi cảnh lầm
than, nô lệ của kiếp ngựa trâu, để kiếm kế sinh nhai, để “vinh thân, phì gia” hay
để thỏa mãn một ước mơ xa lạ nào đó của tuổi trẻ. Sự kiện ngày 5/6/1911,
Nguyễn Tất Thành (tên mới là Văn Ba) từ cảng Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ
Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp với mục đích mà 13 năm sau, năm 1923,
Người đã trả lời nhà thơ, nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtam: “Khi tôi độ mười ba
tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr.129.
2. Báo Nhân dân, số 4062, ngày 18/5/1965.
595