Page 602 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 602

NHỮNG NHẬN THỨC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH

                       VỀ THẾ GIỚI VÀ KẺ THÙ DÂN TỘC TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG

                                                  CỨU NƯỚC (1911-1920)


                                                                             LÊ THỊ KỸ

                                                                       Bảo tàng Hồ Chí Minh


                            Trong tình cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị đàn áp,
                      bóc lột, ngày 5/6/1911, từ bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc
                      ra đi tìm đường cứu nước. Từ đây, Người đã hòa cùng với nhân loại cần lao ở
                      nhiều châu lục, nhiều quốc gia trên thế giới để tranh đấu vì mục tiêu giải phóng

                      dân tộc, giải phóng con người. Trong quá trình bôn ba tìm  đường cứu nước,
                      Người đã tự tìm tòi, nghiên cứu và trực tiếp trải nghiệm để có những nhận thức
                      mới về thế giới, tiếp thu có chọn lọc để tìm ra con đường cứu nước. Đó là những
                      nhận thức cách mạng mới mẻ, quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn
                      con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và sự nghiệp cách mạng Việt Nam
                      sau này.


                            1. Cơ sở hình thành những nhận thức cách mạng
                            * Bối cảnh thời đại và yêu cầu bức thiết của lịch sử dân tộc

                            - Tình hình thế giới có những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc.
                            Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự chuyển biến mạnh mẽ của lịch sử thế
                      giới tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các sự
                      kiện lịch sử diễn ra liên tiếp đã tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
                      xã hội ở nhiều quốc gia, châu lục.
                            Ở nhiều nước châu Âu, từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản từ giai
                      đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự chuyển biến
                      đó đã làm phát sinh những mâu thuẫn gay gắt trong nội tại: Mâu thuẫn giữa các
                      nước  đế  quốc  với  nhau  trong  việc  tranh  giành  thị  trường  và  thuộc  địa;  Mâu
                      thuẫn giữa giai cấp công nhân với giới chủ tư bản ở các nước đế quốc; Mâu
                      thuẫn giữa các nước thuộc địa và phụ thuộc với các nước đế quốc về quyền độc
                      lập dân tộc. Vì vậy, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ, mục
                      tiêu hàng đầu của cách mạng.
                            Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã lập nên nhà nước


                                                               600
   597   598   599   600   601   602   603   604   605   606   607