Page 598 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 598

chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ
                      thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì
                                                        1
                      ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” .
                            Ngày 18/6/1919, thay  mặt  Hội những người yêu nước Việt Nam ở Pháp,
                      Anh, Nguyễn Tất Thành đã gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân
                      Việt Nam nhưng không được các nhà chức trách chấp nhận; hành động này gây
                      ra tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp và trên thế giới. “Từ ngày Nguyễn Ái
                      Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị thì Việt kiều hướng cả về anh… Việt kiều
                      tìm đến với Nguyễn Ái Quốc để được anh khuyên bảo, giao nhiệm vụ… và vạch
                      ra cho họ cần phải đi theo con đường nào. Vậy là từ Pari, Nguyễn Ái Quốc đã
                                                                          2
                      gieo hạt giống cách mạng khắp bốn phương trời” .
                            Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, Nguyễn Ái Quốc đã vượt mọi khó khăn để
                      nhìn nhận thấu đáo những xu hướng, con đường cách mạng khác nhau trên thế
                      giới. Độc lập, tự do của Trung Quốc sau Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng là một
                      thứ độc lập, nhưng chưa phải là độc lập thực sự và triệt để vì giai cấp tư sản dân

                      tộc Trung Quốc chưa thể đưa nhân dân Trung Quốc thoát khỏi được nanh vuốt
                      của chủ nghĩa đế quốc lúc này. Còn cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp (bao gồm
                      cả cách mạng tư sản 1789 và cách mạng vô sản - Công xã Paris 1871) cũng đã
                      bộc lộ rõ những hạn chế của nó. Người đã giải đáp một cách ngắn gọn và rõ
                      ràng về vấn đề này: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách
                      mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực
                      trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4
                      lần rồi, mà  nay công nông  Pháp hẵng còn phải  mưu  cách  mệnh lần nữa  mới
                                                                                                          3
                      hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” .
                      Trải qua những chuyến đi và khảo nghiệm trong nhiều năm ròng với tư duy độc

                      lập, tự chủ, sáng tạo nên Người nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật và
                      đánh giá đúng bản chất của cách mạng tư sản là không triệt để, không đến nơi.
                            Xuất phát từ tư duy độc lập, tự chủ để dân tộc độc lập hoàn toàn, nhân
                      dân hạnh phúc thật sự, Người nói: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì
                      nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân
                      chúng  số  nhiều,  chớ  để  trong  tay  một  bọn  ít  người.  Thế  mới  khỏi  hy  sinh
                                                                           4
                      nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” . Người xác định rõ chỗ dựa
                      cho cách mạng Việt Nam phải là cách mạng vô sản thế giới, là cách  mạng
                      Nga và Quốc tế Cộng sản: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là
                      đã  thành  công  và  thành  công  đến  nơi,  nghĩa  là  dân  chúng  được  hưởng  cái


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 28-29.
                            2. Charles Fourniau, Ho Chi Minh - Notre camarade, Nxb. Sociales, Paris, 1970, p. 29.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 296.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 292.


                                                               596
   593   594   595   596   597   598   599   600   601   602   603