Page 705 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 705
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY VÀ HỌC
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH BẬC ĐẠI HỌC
TS. LÊ ĐỨC SƠN
MAI LÝ CÔNG HẬU
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất của Việt Nam đã để lại một di sản tinh thần vô giá, một hệ tư tưởng có
giá trị về nhiều mặt. Trong đó, đại đoàn kết dân tộc là một trong những tư
tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của đất nước ta.
Việc bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc nói riêng cho các thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục quốc phòng và
an ninh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền
từ Trung ương đến địa phương; việc dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng và
An ninh (GDQP&AN) ở các trường Đại học, Cao đẳng đã đạt được những
thành tích nhất định. Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi
tìm đường cứu nước (1911-2021), các tác giả xin đóng góp bài viết luận bàn
về một số mặt trong vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong việc dạy và học môn GDQP&AN ở các trường Đại học, Cao
đẳng; lấy kinh nghiệm thực tiễn từ dạy và học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Một số vấn đề lý luận trong vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng và An
ninh
Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt
trong các cụm từ như: “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết toàn dân”, “toàn dân
tộc ta đoàn kết”. Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng nội hàm của các
khái niệm trên đều thống nhất: “… đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ
quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, từng
703