Page 707 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 707
Khi chỉ ra phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc, từ một đất nước có
một cơ cấu xã hội - giai cấp phong phú mang nhiều nét đặc thù của một xã hội
nửa thực dân phong kiến, Người hiểu sâu sắc về nhận thức, thái độ của mỗi tầng
lớp nhân dân là hết sức khác nhau: “Cố nhiên, dân chúng không nhất luật như
nhau. Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến
1
khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu” .
Do môi trường, hoàn cảnh sống khác nhau đó nên nhận thức và hành động
không thể nhất quán, thậm chí có những xung đột về vấn đề lợi ích. Nhằm quy
tụ sức mạnh của cả dân tộc hướng vào mục tiêu chung, tạo nên hợp lực trong
công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Người đã tìm kiếm, trân trọng và phát
huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để khắc chế, giải quyết các yếu tố
khác biệt, yếu tố mâu thuẫn, đó là tinh thần: “Hy sinh tiền bạc, thời gian và cả
máu vì lợi ích các dân tộc bị áp bức; tóm lại, phải vị tha và không ích kỷ, phải
2
tuân thủ theo phương châm “TỔ QUỐC TRÊN HẾT” ở mọi nơi và mọi lúc” .
Về giá trị lý luận, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng trong
hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự phát triển và góp phần bổ sung quan trọng vào
kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngay từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam,
tư tưởng Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành
công của Hồ Chí Minh sớm trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách
mạng Việt Nam, là động lực chủ yếu có tính quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Nghiên cứu thực tiễn Việt Nam, Người rút ra bài học lịch sử sâu sắc
là: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một
thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước
3
ngoài xâm lấn” . Từ thực tiễn này, Người đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng,
củng cố, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc và chính Người đã trở thành linh
hồn của khối đại đoàn kết dân tộc.
Về giá trị thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trở thành ngọn
cờ quy tụ tất cả mọi con dân nước Việt từ miền ngược tới miền xuôi, từ nông
thôn tới thành thị, từ rừng núi tới hải đảo vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, tạo
nên sức mạnh vô địch đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, trong xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và trong hơn 45
năm thống nhất đất nước. Tư tưởng đó đã trở thành nền tảng, chân lý soi đường
để Đảng và nhân dân ta thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trong suốt hơn
30 năm qua, đưa cách mạng Việt Nam vững bước đi lên theo con đường xã hội
chủ nghĩa.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 336.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 513.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 256.
705