Page 734 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 734
Ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt bức thư cuối cùng trả lời thư
Tổng thống Mỹ Richard Nixon: “Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi,
chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho
1
vấn đề Việt Nam” .
2. Nhận xét chung
Quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Mỹ được chia làm 3 thời kỳ:
Tìm đường cứu nước; Thời kì đầu lập nước giai đoạn 1945-1946 và năm 1949;
Thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược.
2.1. Thời kỳ tìm đường cứu nước
Người ở nước Mỹ khoảng nửa năm (1912-1913), chủ yếu lao động kiếm sống,
khảo sát cuộc Cách mạng Mỹ, đồng cảm với những người lao động nghèo khổ.
Nghiên cứu về cách mạng Mỹ, Người nhận thấy con đường tiến lên, mục
tiêu của nhà nước Việt Nam, hoàn toàn khác hẳn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đúng
như sau này Người giảng năm 1926 ở lớp huấn luyện tại Quảng Châu: “Chúng
ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách
mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít
2
người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” .
2.2. Thời kỳ đầu lập nước giai đoạn 1945-1946 và năm 1949
Trên cơ sở bản Hiến chương Đại Tây Dương do Tổng thống Mỹ Roosevelt
và Thủ tướng Anh Churchill kí ngày 14/8/1941, tuyên bố quy định một số
Nguyên tắc chung về chính sách dân tộc, trong đó có việc thừa nhận quyền tự
chủ của các dân tộc, trước hết là quyền lựa chọn chế độ chính trị và xã hội mà
họ muốn.
Về ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu đối ngoại là góp phần: “đưa
nước nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”, nguyên tắc đối ngoại là: nền
ngoại giao Việt Nam lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền
tảng và phương châm đối ngoại là quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực,
tự cường.
Như vậy, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động quan hệ với Phái bộ Đồng
minh, gửi thư, điện cho Tổng thống Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ, các nước trong Hội
đồng Bảo an… để tố cáo dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, bày tỏ nguyện
vọng được sống trong độc lập, tự do, tranh thủ sự đồng tình của các lực lượng
tiến bộ… đều nằm trong khuôn khổ của mục tiêu, nguyên tắc, phương châm
ngoại giao đã nêu ở trên.
2.3. Thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược
Bên cạnh quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 603.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 292.
732