Page 738 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 738

CON ĐƯỜNG TỪ NGƯỜI THANH NIÊN YÊU NƯỚC

                                  TRỞ THÀNH NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN QUỐC TẾ

                                       CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH


                                                              ThS. PHAN TĂNG TUẤN

                                                             Học viện Chính trị khu vực I


                            Với tất cả lòng thật thà, trung thực, khiêm tốn của một người cách mạng
                      chân chính, trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (tháng 4/1960),
                      Chủ tịch Hồ Chí Minh chia sẻ: trước khi đến với chủ nghĩa Lênin, “tôi ủng hộ
                      Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên”, còn “Đảng là gì, công
                      đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì thì tôi không hiểu”.
                      Nhưng “từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin,

                      vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
                      nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
                                                          1
                      động trên thế giới khỏi ách nô lệ” . Từ nhận thức khoa học và cách mạng đó đến
                      thực tiễn hoạt động phong phú - đóng góp và cống hiến vô cùng to lớn cho Tổ
                      quốc Việt Nam, cho phong trào cách mạng thế giới là cả một hình trình vĩ đại -
                      từ người thanh niên yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc
                      của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

                            1. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh với con đường từ chủ nghĩa yêu
                      nước đến chủ nghĩa cộng sản.

                            Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị của chế độ
                      thực dân và phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu cảnh “một cổ hai tròng”, bị áp
                      bức, bóc lột tàn bạo, đời sống nhân dân lầm than, cực khổ. Vì vậy, các văn thân
                      sĩ phu yêu nước đã ra sức tìm tòi những hướng đi, lãnh đạo các phong trào yêu

                      nước, như: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Duy Tân,
                      Đông Du, Đông kinh nghĩa thục,... gắn với những tên tuổi như Tôn Thất Thuyết,
                      Đề Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can,v.v.. Nhưng tất cả
                      các phong trào đó đều thất bại, vì không giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản
                      nhất trong lòng xã hội Việt Nam khi ấy. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là toàn
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 563.


                                                               736
   733   734   735   736   737   738   739   740   741   742   743