Page 739 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 739

thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân
                      lao động, chủ yếu là nông dân với giai cấp đại địa chủ.
                            Dù sớm tiếp cận và rất kính trọng các bậc tiền bối song chàng thanh niên

                      yêu nước Nguyễn Tất Thành đã không lựa chọn đi theo con đường của họ. Nhờ
                      tư duy độc lập, sự mẫm tiệp chính trị trước thực tiễn cách mạng, Nguyễn Tất
                      Thành nhận thấy: “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp cải lương, điều
                      đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc Pháp rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy
                      vọng Nhật giúp để ta đuổi người Pháp, điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa
                      hổ cửa trước rước beo cửa sau. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực
                      tiếp chống Pháp. Nhưng  theo lời người ta kể thì cụ còn  mang nặng cốt  cách
                                   1
                      Phong kiến” . Anh quả quyết, cần đi tìm một con đường cứu nước mới: phải tìm
                      hiểu và nắm được bản chất của kẻ thù đang đô hộ đất nước mình.
                            Nguyễn  Tất  Thành không  sang  Trung  Quốc,  không  đi  Nhật,  mà  là  sang
                      châu Âu, trước hết là nước Pháp. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên
                      Tạp chí Ngọn lửa nhỏ tại Mátxcơva, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã

                      giải thích về sự lựa chọn đó, rằng: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe
                      những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái - đối với chúng tôi lúc ấy, mọi
                      người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh
                                                                                2
                      Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” .
                            Tại  thủ  đô  Pari  -  trung  tâm  kinh  tế,  chính  trị,  văn  hóa  của  nước  Pháp,
                      Nguyễn Ái Quốc có điều kiện hấp thụ đời sống văn hóa Pháp để làm giàu cho
                      vốn văn hóa của mình. Đồng thời, Anh nhận thức rõ hơn về sự tàn bạo của chủ
                      nghĩa thực dân nói chung và thực dân Pháp nói riêng; về mâu thuẫn không thể
                      điều hòa giữa chủ nghĩa thực dân với nhân dân lao động tại các thuộc địa; về
                      mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và chính quốc.

                            Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc là thành viên của Đảng Xã hội Pháp. Lúc đó,
                      Đảng Cộng sản Pháp chưa ra đời. Vậy, vì sao từ Luân Đôn trở về Pari, Nguyễn
                      Ái Quốc vào Đảng Xã hội? Điều này, được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
                      “Trả lời phỏng vấn của Sáclơ Phuốcniô, phóng viên báo L’Humanité (Pháp)”
                      như sau: “Hồi đó nước chúng tôi đang ở dưới ách chủ nghĩa thực dân Pháp, bị
                      bóc lột ghê gớm và khổ sở vô cùng. Tôi biết rất ít về các vấn đề chính trị, nhưng
                      tôi muốn Tổ quốc tôi được giải phóng, các “dân tộc thuộc địa” được giải phóng.
                      Tôi  bắt  đầu  viết  và  phát  những  truyền  đơn  tố  cáo  tội  ác  của  bọn  thực  dân
                      Pháp,… có những “ông bà” - lúc đầu tôi gọi các đồng chí tôi trong Đảng Xã hội
                                                                                                3
                      như thế - đã tỏ đồng tình với tôi. Vì vậy, tôi đã tham gia Đảng Xã hội” .

                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà
                      Nội, 1970, tr. 30.
                            2. E. Côbêlép, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, bản dịch tiếng Việt, 1985.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 583.


                                                               737
   734   735   736   737   738   739   740   741   742   743   744