Page 767 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 767

1
                      cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” . Bởi, “dù sao
                      thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách
                                                                                                     2
                      đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được…” .
                            Thời điểm Nguyễn Ái Quốc phát biểu luận đề trên (1924) là khi Quốc tế
                      Cộng sản giữ vai trò Bộ Tham mưu chiến đấu, chỉ đạo phong trào cộng sản và
                      công nhân quốc tế, vì vậy luận điểm đòi  “xem xét lại chủ nghĩa Mác” của
                      Nguyễn Ái Quốc là điều khó chấp nhận. Song, tinh thần phê phán và óc sáng
                      tạo của Nguyễn Ái Quốc đã vinh danh trí tuệ Việt Nam trong phong trào cộng
                      sản và công nhân quốc tế. Quan trọng hơn, tư duy của Người đặt nền móng
                      cho năng lực chọn lọc tinh hoa trí tuệ nhân loại, làm mới cho trí tuệ dân tộc
                      Việt Nam.

                            3. Học Lênin mà không lệ thuộc từng lời giáo huấn

                            Lênin đã phát triển những quan điểm của Mác về mối quan hệ gắn bó giữa
                      phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, kêu
                      gọi các đảng vô sản “của một nước đang thống trị một dân tộc chậm tiến về mặt
                      thuộc địa hoặc về mặt tài chính phải có nhiệm vụ trước tiên ủng hộ tích cực nhất
                                                              3
                      phong trào giải phóng của dân tộc ấy” .
                            Từ kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), V.I. Lênin đưa ra
                      quan điểm về cách mạng ở thuộc địa. Khi trả lời câu hỏi: “Ở nơi nào chủ nghĩa
                      cộng sản có nhiều khả năng thắng lợi?, Lênin khẳng định: “Hiện thời chủ nghĩa
                                                                       4
                      cộng sản chỉ có thể thắng lợi ở phương Tây” . Trên cơ sở đó, “Lênin đặt cách
                      mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, là “hậu bị quân”
                      của cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể
                                                                                 5
                      thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi” .
                            Khác với quan điểm của Lênin, Nguyễn Ái Quốc hiểu lịch sử Việt Nam,
                      hiểu  khát  vọng của dân  tộc  Việt,  Người đã sớm  có  kết luận  (từ 1921): Cách

                      mạng ở thuộc địa có thể nổ ra trước cách mạng vô sản ở chính quốc. “Đằng sau
                      sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang
                      gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có
                      nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản
                      đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống
                                                             6
                      của công việc giải phóng nữa thôi”  và hơn nữa, Người viết: “Ngày mà hàng
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 510
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 509.
                            3. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 41, tr. 203.
                            4. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 41, tr. 162.
                            5. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị
                      quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 67.
                            6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 40.


                                                               765
   762   763   764   765   766   767   768   769   770   771   772