Page 769 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 769
có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn
1
đề thuộc địa” .
Nhận thức hạn chế này có chiều hướng gia tăng khi Quốc tế Cộng sản đặt
vấn đề đấu tranh giai cấp và thiết lập chuyên chính vô sản thành mục tiêu hàng
đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa. Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản
(1928) đã thông qua Cương lĩnh mới của Quốc tế Cộng sản, cho rằng chỉ có thể
thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản
giành được thắng lợi ở chính quốc: “cách mạng vô sản có thể thắng lợi trước
tiên ở một vài nước. Các nước lạc hậu, khi giai cấp vô sản giành được chính
quyền, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với điều kiện là có sự
2
giúp đỡ của nhà nước chuyên chính vô sản và phong trào công nhân quốc tế” .
Về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Quốc tế Cộng sản luôn đặt nhiệm vụ
đấu tranh giai cấp lên trên nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Ngược lại, Nguyễn Ái
Quốc luôn coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các
nước thuộc địa. Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng (1930) do
Người soạn thảo nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng là: “Đánh đổ đế quốc chủ
3
nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” .
Về quan hệ giữa dân tộc với quốc tế, Quốc tế Cộng sản đặt lợi ích quốc tế
lên hàng đầu. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản ngày 27/10/1929, gửi những người
cộng sản Đông Dương yêu cầu thành lập Đảng cộng sản Đông Dương (không
thành lập đảng riêng cho mỗi nước Đông Dương). Trong khi đó Nguyễn Ái
Quốc đặt vấn đề dân tộc lên trên hết, Người đã quyết định thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam, và giải thích vấn đề đặt tên đảng như sau: “Cái từ Đông Dương
rất rộng và theo nguyên lý chủ nghĩa Lênin, vấn đề dân tộc là một vấn đề rất
nghiêm túc người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập đảng, làm
như thế là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin… Do đó, từ Việt Nam hợp với cả
4
3 miền và không trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc” .
Trong khi Quốc tế Cộng sản chỉ đạo đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến
đồng thời với nhiệm vụ đánh đổ đế quốc thực dân, sau đó tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội thì Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì mục tiêu giải phóng dân tộc với
bước đi phù hợp. Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng (1930) do
Người soạn thảo chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
5
mạng để đi tới xã hội cộng sản” . “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 295.
2. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, theo website www.tulieuvankien.dangcongsan.vn,
ngày 19/3/2021.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 1.
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 68.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 1.
767