Page 768 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 768

trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê
                      tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng
                      khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa

                      tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở
                                                                            1
                      phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” .
                            Nguyễn Ái Quốc đề cao vai trò chủ động của cách mạng thuộc địa, không
                      lệ thuộc vào cách mạng chính quốc mà phối hợp với cách mạng chính quốc như
                      hai cánh của con chim. Người phân tích trong Bản án chế độ thực dân Pháp
                      (1925): “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản
                      ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu

                      người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người
                      ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản;
                                                                                     2
                      con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” .
                            Đây là một luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, phát triển học thuyết
                      của Mác và Lênin về đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.


                            4. Tham gia Quốc tế Cộng sản mà không nhiễm bệnh tả khuynh

                            Quốc tế  Cộng sản do Lênin sáng lập năm 1919 trở thành Bộ tham  mưu
                      chiến đấu của giai cấp vô sản. Quốc tế Cộng sản trung thành với quan điểm của
                      Lênin về nhiệm vụ của các đảng vô sản ở chính quốc phải giúp đỡ phong trào
                      cách mạng  ở thuộc địa, về vị thế và khả năng thắng lợi của phong trào cách
                      mạng ở thuộc địa phải phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính
                      quốc. Từ khi V.I. Lênin qua đời (1924), Quốc tế Cộng sản có xu hướng thiên tả,
                      các lãnh tụ của Quốc tế Cộng sản chưa ý thức đầy đủ và thật sự quan tâm đến

                      phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
                            Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn phê phán thái độ thờ ơ đối với phong trào
                      cách mạng ở thuộc địa và đòi hỏi Đảng Cộng sản phải xác định rõ trách nhiệm,
                      thúc  đẩy  và phối hợp hành động  với  các  phong  trào  cách  mạng  ở thuộc  địa.
                      Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu tại Phiên họp lần thứ 8 Đại hội V Quốc tế Cộng

                      sản (23/6/1924): “Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một
                      sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng:
                      Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các
                      thuộc  địa.  Song,  tôi  thấy  rằng  hình  như,  các  đồng  chí  chưa  hoàn  toàn  thấm
                      nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là
                      vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận

                      mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 48.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 320.


                                                               766
   763   764   765   766   767   768   769   770   771   772   773