Page 773 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 773
Ban Thường vụ Trung ương Đảng cũng nhận rõ những khuyết điểm về
phương pháp tổ chức các đoàn thể cách mạng, bó hẹp trong hàng ngũ công nông,
chưa chú trọng đến đông đảo các lực lượng có tinh thần dân tộc: “thiếu mặt tổ
chức thật quảng đại quần chúng, hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân
tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa cũng vậy, và cho tới cả những
người địa chủ, có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia,
để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc
Pháp, để cần kíp tổng động viên toàn dân nhất tề hành động mặt này hay mặt
1
khác mà chống khủng bố trắng và ủng hộ cách mạng công nông” .
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (11/1939) đã chủ
trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đặt mục tiêu giải phóng dân tộc
lên hàng đầu. Đến năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam thì tư tưởng và tư duy sáng tạo của Người mới được
khẳng định đầy đủ, đưa ra lời giải đúng về lý luận, thúc đẩy thực tiễn phong trào
cách mạng. Cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng, Người đã quyết
định thành lập Mặt trận Việt Minh tập hợp tất cả những người Việt Nam yêu
nước, tán thành đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc, không phân biệt
thành phần giai cấp, tôn giáo, đảng phái chính trị. Báo Việt Nam Độc lập số ra
ngày 21/8/1943, dưới khẩu hiệu: “Tiến lên vũ trang khởi nghĩa” đã nhắc nhở:
“Lực lượng chúng ta là ở chỗ đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết đàn ông, đàn
bà, người già, trẻ con, đoàn kết người làm ruộng, làm thợ, bán buôn, người làm
2
việc cho Tây” .
Khác hẳn với Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh không cổ
vũ đấu tranh giai cấp, mà suốt đời vun đắp, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân
tộc, khơi nguồn sức mạnh nội sinh cho dân tộc Việt Nam, làm nên thắng lợi
trong Cách mạng Tháng Tám 1945.
6. Thâu thái tinh hoa trí tuệ nhân loại
Thấm nhuần phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn
Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã phân tích kết cấu kinh tế và kết cấu xã hội Việt Nam
dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến không giống các nước tư bản phương Tây,
nhất là đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hóa, con người. Người đã khắc phục
những hạn chế trong truyền thống dân tộc và thiếu hụt thực tiễn trong lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hạn chế lớn nhất của giá trị truyền thống là thiếu luận
điểm khoa học. Thiếu hụt lớn nhất của lý luận Mác-Lênin là thực tiễn lịch sử
của các nước thuộc địa phương Đông. Hồ Chí Minh đã lấp đầy những khoảng
__________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 228.
2. Bản gốc lưu trữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt
Nam).
771