Page 786 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 786
Côn Đảo luôn luôn chật những người yêu nước. Các phương lược chống Pháp
bằng cách nổi dậy khởi nghĩa vũ trang hay yêu cầu thực dân cải cách, cũng như
cầu viện nước ngoài đều bế tắc.
Giữa thời nước mất nhà tan đó, có một người con của Tổ quốc tên Nguyễn
Tất Thành luôn sôi sục trong huyết quản truyền thống yêu nước bất khuất của
Tổ tiên qua bốn nghìn năm văn hiến. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho
yêu nước, Nguyễn Tất Thành được người cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc giáo dục
và dẫn dắt ngày càng trưởng thành đặc biệt về tư duy, trí tuệ, được trải nghiệm
trong quá trình từ nhỏ đã được lắng nghe cụ Phan Bội Châu, cùng cha và những
người sĩ phu yêu nước thường bàn luận tìm đường đánh Tây, hoặc nghe thầy
Vương Thúc Quý, Nguyễn Quy Song, Hoàng Thông, Lê Văn Miến gợi nhiều
suy nghĩ “Muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải học tiếng
Pháp”; đặc biệt là những trải nghiệm thực tế ở Huế tham gia biểu tình chống
thuế của đồng bào, rồi người cha bị triều đình Huế thải hồi, gia đình bị trấn áp vì
quan hệ với phong trào chống Pháp…, những sự kiện dồn dập đó càng nung nấu
quyết tâm của Nguyễn Tất Thành làm gì, làm thế nào để thoát ách nô lệ thực dân.
Cuối cùng, người cha Nguyễn Sinh Sắc đã nói với con: “Theo cha chỉ có một
con đường là đi ra nước ngoài, hay là sang phương Tây, thậm chí sang tận nước
Pháp mới có khả năng tìm ra chân lý”. Vậy là Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn
(tháng 8/1910) đi vào Sài Gòn để tìm cách sang phương Tây tìm cho được con
đường cứu nước.
Sau một thời gian ở Phan Thiết, dạy học tại trường Dục Thanh, Nguyễn Tất
Thành đã vào Sài Gòn, đến ở nhà của nhóm sĩ phu yêu nước Trương Gia Mô,
bạn của cha, tại xóm cầu Rạch Bần, nay là số nhà 185/1 đường Cô Bắc, Quận 1.
Và không lâu sau đó, Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu hàng Amiral
Latouche Tréville đi Pháp. Đó là ngày 5/6/1911.
2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Những ngày gian khổ ở xứ người
Sau 32 ngày đêm, tàu đến cảng Marseille rồi Le Havre của Pháp. Nhưng
Nguyễn Tất Thành muốn tiếp tục hành trình khảo sát các nước thuộc địa Pháp,
nên theo tàu đi các nước Bắc Phi: Angiêri, Tuynidi, Đahômây, Xênêgan,
Rêuyniông…
Tiếp tục bôn ba các nước thực dân đế quốc, Nguyễn Tất Thành đến New
York ngày 15/12/1912. Thoạt tiên, Nguyễn Tất Thành muốn tìm hiểu cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Mỹ là như thế nào? Thực chất đòi độc lập
là đòi ly khai khỏi Vương quyền nước Anh mẫu quốc. Một lãnh tụ của phong
trào đòi độc lập là Jefferson đã nói đại ý: Chỉ có một chính phủ dựa trên sự tán
thành của dân chúng mới có thể bảo vệ được mọi quyền tự nhiên về sự sống, tự
do và mưu cầu hạnh phúc. Tranh đấu vì nền độc lập của nước Mỹ là tranh đấu
thay mặt cho các quyền tự nhiên của riêng mỗi người. Nguyễn Tất Thành nhận
784