Page 785 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 785

BÁC HỒ RA ĐI VÀ TRỞ VỀ



                                                               PHẠM CHÁNH TRỰC

                                                           Nguyên Phó Bí thư Thường trực,
                                                          Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh


                            1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

                            Chúng ta cùng ôn lại lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19 và đầu
                      thề kỷ 20.
                            Tháng 8/1856 (năm Tự Đức thứ 9) chiến thuyền Catinat Pháp vào bắn phá
                      Đà Nẵng.

                            Tháng 7/1858, tàu Pháp và Tây Ban Nha vào đánh Đà Nẵng lần thứ 2, sau
                      đó thấy khó tấn công kinh thành Huế nên kéo vào đánh Gia Định.
                            Tháng 2/1861, Pháp đánh Gia Định, đồn Kỳ Hòa mất.
                            Tháng 3/1862, Pháp đánh Mỹ Tho, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
                      Đến tháng 6 cùng năm, Triều đình Huế ký Hòa ước nhường ba tỉnh Biên Hòa,
                      Gia Định, Định Tường cho Pháp.
                            Tháng 6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà
                      Tiên. Phan Thanh Giản tuẫn tiết.

                            Tháng 10/1873, Pháp đánh ra Hà Nội. Nguyễn Tri Phương bị bắt và không
                      chịu đầu hàng mà chết.
                            Năm 1882, Pháp đánh Hà Nội lần thứ 2. Hoàng Diệu tự vẫn.
                            Năm 1884, Hòa ước Patenôtre công nhận Pháp bảo hộ nước ta. Riêng Nam
                      Bộ là thuộc địa Pháp.
                            Sau đó là thời kỳ Pháp thẳng tay bình định mọi phong trào kháng chiến của
                      nhân dân ta, dưới ngọn cờ Cần Vương, Văn Thân, Đông Du, Duy Tân… cùng

                      các nhà ái quốc Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Chu
                      Trinh, Lương Văn Can, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng ở miền Trung, miền
                      Bắc  và  Trương  Định,  Thủ  Khoa  Huân,  Nguyễn  Trung  Trực,  Nguyễn  Đình
                      Chiểu… ở Nam Bộ. Cuộc kháng chiến đã trở thành phổ biến. “Thực tế đâu đâu
                      cũng là trung tâm kháng chiến”…
                            Tuy nhiên, tất cả các phong trào, các cuộc nổi dậy trong cả nước đều bị
                      thực dân Pháp dìm trong bể máu. Các nhà tù từ Bắc chí Nam, từ trong đất liền ra



                                                               783
   780   781   782   783   784   785   786   787   788   789   790