Page 803 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 803

NHỮNG KHOẢNH KHẮC LỊCH SỬ LƯU DẤU ẤN

                                               CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



                                                          ThS. NGUYỄN THỊ LAN VINH
                                            Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh


                            Ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, 24 năm cùng với nhân dân
                      Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành độc
                      lập, tự do cho dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi lại một cách

                      đậm nét trong lịch sử Việt Nam. Cuộc hành trình với nhiều giai đoạn thăng
                      trầm và cũng chứa đựng nhiều khoảnh khắc lưu lại dấu ấn của Chủ tịch Hồ
                      Chí Minh trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới. Tác giả
                      mong muốn đem đến một vài sự kiện tiêu biểu đánh dấu những năm tháng
                      đấu tranh không mệt mỏi của Người từ thuở thiếu thời đến khi trở thành vị
                      lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.

                            1.  Bản  Yêu  sách của  nhân dân  An  Nam:  Lần  đầu  tiên  tiếng  nói  của
                      người An Nam được thể hiện trên chính trường quốc tế

                            Khát vọng tuổi trẻ đã đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch
                       Hồ Chí Minh) rời xa quê hương để dấn thân vào cuộc hành trình chưa biết khi
                      nào kết thúc. Sau chuyến đi nhiều năm qua nhiều quốc gia trên thế giới, Nguyễn

                      Tất  Thành  nhận  thấy được tình  trạng  chung  của các nước thuộc  địa,  nhận  ra
                      được bản chất và con đường chủ nghĩa tư bản đang đi. Đây là con đường mang
                      danh khai hóa,  có tư  tưởng thức tỉnh phương Đông nhưng thực chất đẩy các
                      nước lạc hậu hơn mình vào chỗ tối tăm bằng con đường thuộc địa; bần cùng hóa
                      những giai cấp thấp trong xã hội bằng cách dìm chết các phong trào công nhân.
                      Người đã kêu lên ai oán khi nhận thức được sự công bằng và tính dân chủ giả
                                                                                                    1
                      tạo: “Ôi nước Pháp đau khổ! Đông Tây đau khổ! Nhân loại đau khổ!” . Năm
                      1917, Nguyễn Tất Thành quay lại Pháp và chính thức gia nhập vào Đảng Xã hội
                      Pháp năm 1919 vì Người “nhìn thấy những đảng viên là những người lao động
                      công nghiệp, những người vô sản, chiếm đại đa số, có sức mạnh tiềm tàng và
                      một năng lực cách mạng to lớn, sẽ là những người đào hố chôn vùi chủ nghĩa tư

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 67.


                                                               801
   798   799   800   801   802   803   804   805   806   807   808