Page 808 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 808

người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Từ một người con Việt Nam ra đi với hành
                      trang là hoài bão về nền độc lập, trải qua những năm tháng bôn ba xứ người, Hồ
                      Chí Minh trên lễ đài Ba Đình–Hà Nội đem bản Tuyên ngôn, khẳng định lịch sử

                      Việt Nam bước vào một giai đoạn mới, đem tiếng nói của người Việt Nam trở
                      thành có giá trị trên chính trường quốc tế, đưa hình tượng một thanh niên yêu
                      nước trở thành bất tử trong lòng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
                      bản Tuyên ngôn in đậm tư tưởng nhân văn của con người Việt Nam, khắc ghi tư
                      tưởng hòa bình và độc lập vào thời khắc lịch sử để lại những giá trị trường tồn
                      cùng với dân tộc Việt Nam.

                            4. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946: Lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch
                      nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với Chính phủ Pháp về vấn đề
                      Việt Nam - Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên giữa chính phủ Việt

                      Nam và Chính phủ Pháp
                            Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi
                      nhớ bản Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc
                      son chói lọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời

                      đại Hồ Chí Minh.
                            Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầu
                      tiên mà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài. Cuối thế
                      kỷ XIX, bằng hai Hòa ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884) ký với triều
                      đình nhà Nguyễn, nước Pháp đã áp đặt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân lên
                      toàn  bộ  đất  nước ta;  mọi  quyền  tự do,  độc lập  của dân tộc Việt  Nam,  kể  cả
                      quyền ngoại giao đã bị tước đoạt. Hơn 60 năm sau, ngày 6/3/1946, trước ý chí
                      quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, sức đấu tranh quật cường, anh dũng của toàn
                      thể dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ
                      Chí Minh, chính phủ Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự

                      do, phải thừa nhận chủ quyền đầy đủ của Việt Nam về nội trị, những điều mà
                      thâm tâm thực dân Pháp không mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương
                      Đảng  và  Chính  phủ  Việt  Nam  Dân  chủ  Cộng  hòa  đã  thực  hiện  một  bước  đi
                      chính trị sắc sảo khi ký Hiệp định sơ bộ với Pháp vào ngày 6/3/1946. Trong bối
                      cảnh Việt Nam lúc bấy giờ chưa có sự công nhận của các quốc gia trên thế giới
                      thì việc thương lượng với Pháp để tranh thủ thời gian hòa hoãn chuẩn bị cho quá
                      trình kháng chiến lâu dài thì Hiệp định sơ bộ ngày 6/31946 đã “mở ra con đường
                      làm cho quốc tế thừa nhận ta, sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên
                                       1
                      trường quốc tế”  như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định.
                            Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 cùng với Hiệp định Genève 1954 và Hiệp


                      __________
                            1. Trung Hiếu, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta, báo
                      Nhân dân, ngày 6/3/2016.


                                                               806
   803   804   805   806   807   808   809   810   811   812   813