Page 807 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 807
3. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện
cho một dân tộc tự do mở đầu một thời kỳ độc lập mới của Việt Nam trong
thời kỳ cận hiện đại
Bản Tuyên ngôn Độc lập trịnh trọng tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời; thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến; khẳng
định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân Việt
Nam và toàn thế giới. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80
năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy
1
năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập” . Tuyên
ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn rất
sâu sắc, là sự phát triển đến đỉnh cao của tư tưởng độc lập, tự do đã được thể
hiện trong bản Yêu sách gửi Hội nghị Versailles, trong Đường Kách mệnh, trong
Chính cương vắn tắt, trong Luận cương chính trị và trong các văn kiện khác của
Đảng cũng như của Mặt trận Việt Minh.
Bản Tuyên ngôn Độc lập là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng yêu
nước, tự lực, tự cường đã nảy sinh và phát triển từ ngàn xưa của dân tộc Việt
Nam; Là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha nhất
của Nhân dân Việt Nam; Là biểu hiện hùng hồn khí phách bản lĩnh kiên cường ý
chí bất khuất của dân tộc ta; Là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin
tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn chấm dứt thể
chế quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân áp bức và mở ra một kỷ nguyên
mới dân chủ, cộng hòa.
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 không chỉ là tuyên ngôn độc lập của dân tộc
Việt Nam mà còn là tuyên ngôn về quyền con người, quyền của các dân tộc
thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.
Việc nâng tầm quyền con người lên thành quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh chính là một cống hiến về nguyên lý lý luận của Người vào kho tàng tư
tưởng nhân quyền của nhân loại. Tuyên ngôn Độc lập từ xa xưa đã trở thành
truyền thống của người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thổi vào Bản Tuyên ngôn ước mơ của người Việt từ bao
đời nay, đã mang đến cho nước Việt Nam hiện đại một con đường ước vọng của
độc lập, của tự do. Có thể cho rằng Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 không
những để lại một giá trị pháp lý vững chắc về chủ quyền của nhân dân Việt Nam
về lãnh thổ được xác định mà còn lưu lại tư tưởng và tinh thần của Hồ Chí Minh,
con người Việt với tinh thần và bản sắc Việt trong những thời khắc lịch sử của
dân tộc Việt Nam.
Giây phút bản Tuyên ngôn Độc lập vang lên bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh
đánh dấu bước chuyển quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước của
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 3.
805