Page 804 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 804

bản và nắm vận mệnh tương lai của nước Pháp, rất đáng cho anh quan tâm và
                                         1
                      gửi gắm lòng tin” . Sau khi vào Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Tất Thành tích cực
                      tham gia các hoạt động trong phong trào công nhân, hội họp, mít tinh, in truyền

                      đơn bằng chữ Việt, Hán và Pháp, ngoài ra Người còn dùng báo chí để tố cáo tội

                      ác của thực dân Pháp, đấu tranh đòi giải phóng cho Tổ quốc mình.
                            Năm 1919, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và thành công của Cách
                      mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới lúc bấy giờ đặc biệt là
                      tình hình chính trị ở châu Âu, chủ nghĩa tư bản không còn giữ vai trò thống trị
                      duy nhất mà tồn tại bên cạnh đó là nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Liên Xô.
                      Trước bối cảnh quốc tế đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh để lại, các
                      hội nghị hòa bình đã được triệu tập, Hiệp ước Versailles là một trong những bản
                      hòa ước quốc tế được ký kết nhằm tổ chức lại hệ thống chính trị thế giới và phù
                                                             2
                      hợp với tương quan lực lượng mới . Trong thời gian này, ở Paris, Hội những
                      người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) đã cho ra mắt
                                                                                               3
                      bản “Thỉnh nguyện thư” với sáu nghìn bản được in ra và phân phát . Lãnh đạo
                      tổ chức này là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường còn Nguyễn Tất Thành với
                                                             4
                      vai trò thư ký cũng đóng góp đắc lực .
                            Bên  cạnh  những  hoạt  động  sôi  nổi  diễn  ra  tại Hội  nghị  Versailles  nhằm
                      mục đích đàm phán về một hiệp định hòa bình và đặt ra các nguyên tắc cho các
                      quan hệ quốc tế sau chiến tranh, thì các cuộc thảo luận về vấn đề thuộc địa đã
                      được nêu lên tại cuộc họp thường kỳ của Quốc hội Pháp. Thông qua Bản tuyên
                      bố 14 điểm của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson kêu gọi quyền tự quyết
                      cho mọi dân tộc, mùa hè năm 1919, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa tại Paris đã
                      đưa ra các bản tuyên ngôn để công khai hóa mục tiêu của họ. Tận dụng tình thế
                      này, ngày 18/6/1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt  Hội những người yêu nước

                      Việt Nam ở Pháp gửi tới hội nghị Versailles Bản Yêu sách của nhân dân An Nam
                      (Revendications du peuple  annamite)  yêu  cầu  Chính  phủ  Pháp  thừa nhận các
                      quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam và kêu gọi lãnh
                      đạo  các  nước Đồng  Minh hãy  thực  thi  những  lý  tưởng Tổng  thống  Hoa
                                                                                    5
                      Kỳ Woodrow  Wilson nêu  ra  cho  các  lãnh  thổ  thuộc  địa .  Đồng  thời  bản  Yêu
                      sách còn được đăng trên tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) - cơ quan ngôn luận của
                      Đảng Xã hội Pháp, dưới nhan đề Quyền của các dân tộc. Ngoài ra, Nguyễn Ái
                      Quốc còn dịch bản Yêu sách sang chữ Hán và chuyển thành một bài diễn ca


                      __________
                            1. Nguyễn Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988, tr. 43.
                            2. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.
                            3. Gisèle Luce Bousquet, Behind the Bamboo Hedge: The Impact of Homeland Politics in the
                      Parisian Vietnamese Community, University of Michigan, 1991, tr. 47, (theo www.vi.wikipedia.org)
                            4. Duiker William, Ho Chi Minh: A Life, Nxb. Hyperion, 2000, tr. 57-58.
                            5. Duiker William, Ho Chi Minh: A Life, Sđd, tr. 58.


                                                               802
   799   800   801   802   803   804   805   806   807   808   809