Page 809 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 809
định Paris 1973 là 3 cột mốc nổi bật trong nền ngoại giao Việt Nam từ khi Việt
Nam trở thành một quốc gia được tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945. Hiệp định trở
thành một văn bản pháp lý có giá trị lịch sử to lớn không những đối với dân tộc
Việt Nam mà còn ghi lại thời khắc lịch sử Hồ Chí Minh đứng trước cương vị là
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay mặt cho tiếng nói của nhân dân
Việt Nam đứng ra đàm phán với Chính phủ Pháp về việc: “Nước Pháp công
1
nhận nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam là một nước tự do” . Điều này cho thấy
tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề thể hiện chủ quyền của Việt
Nam trước quốc tế, khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
2
lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập” .
Đây cũng là lần đầu tiên một hiệp định mang tính chất song phương giữa
Việt Nam và Pháp được ký kết, đặt ra một mối quan hệ mặc dù không rõ ràng
giữa một nước muốn được công nhận độc lập và một cường quốc. Thời điểm
lịch sử ấy lại một lần nữa tạo nên một khoảnh khắc không thể nào quên trong
lòng nhân dân Việt Nam. Hình ảnh vị Chủ tịch giản dị với ý chí kiên định,
với tầm nhìn chính trị tuyệt vời đã đem đến cơ hội lớn cho ngoại giao Việt
Nam và cũng mang lại cho người dân Việt Nam một cách nhìn mới, một sự
mong đợi mới và một niềm tin mới về một nước Việt Nam giàu đẹp hơn,
đàng hoàng hơn .
5. Hiệp định Genève ngày 7/5/1954: Bước ngoặt của lịch sử Việt Nam
thời hiện đại, dấu ấn Hồ Chí Minh về con đường độc lập, tự do cho nhân
dân Việt Nam
Hiệp định Genève (Thụy Sĩ) được ký ngày 20/7/1954 về việc đình chỉ chiến
tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp,
công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, từ đây
chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Gắn với chiến
thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 và thắng lợi của Hiệp định Genève là hình
ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Tổng Tư lệnh của nước Việt Nam độc lập.
Trước khi cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp kết thúc tại
chiến trường Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có buổi trao đổi với báo
Expressen (Thụy Điển) về tình hình Đông Dương. Người đã khẳng định lập
trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Nếu Chính phủ Pháp đã
rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở
Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa
__________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,
t.8, tr. 48.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 3.
807