Page 833 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 833

minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và các nước châu Âu khác đã kích thích, thúc
                      đẩy Nguyễn Tất Thành muốn đến tận nơi tìm hiểu. Đó chính là lý do Người
                      quyết định chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến trong cuộc hành trình

                      đi tìm đường cứu nước năm 1911. Cuộc hành trình 30 năm, Người đã vượt 3 đại
                      dương, 4 châu lục, đến gần 30 quốc gia trên thế giới như Người tâm nguyện:
                      “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Chúng ta
                      sẽ  đi,  và  nhìn,  và  học  và  suy  nghĩ…  chúng  ta  tìm  cho  ra  phương  pháp,  con
                      đường nào tốt nhất để đưa đồng bào ta thoát khỏi nô lệ”.
                            Ngày  5/6/1911, trên con tàu  Đô đốc  Latouche  Tréville  rời  bến  cảng  Sài
                      Gòn, Nguyễn Tất Thành đã bôn ba qua nhiều nước, không chỉ chọn nước Pháp,
                      chọn châu Âu - mà còn đến cả những nơi bần cùng, khốn khổ nhất ở châu Mỹ,
                      châu Phi, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau để hiểu

                      đúng thực chất về chủ nghĩa tư bản, thấy tận mắt cuộc sống bần cùng của người
                      dân nô lệ, Người rút ra kết luận: ở đâu cũng có người nghèo khổ như nước mình
                      do bị áp bức bóc lột vô nhân đạo của giai cấp thống trị. Người khẳng định: muốn
                      thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động mỗi nước và nhân dân
                      lao động toàn thế giới phải đoàn kết lại cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là
                      giai cấp thống trị.

                            Tại Hội nghị Vécxây các nước đồng minh thắng trận họp nhau lại, Người
                      nhân danh “nhóm người Việt Nam yêu nước” ký tên Nguyễn Ái Quốc bản “Yêu
                      sách của nhân dân An Nam” kêu gọi nước Pháp hãy tôn trọng quyền tự do, bình
                      đẳng của nhân dân Việt Nam.
                            Những năm này, thế giới biến động lớn sau cuộc Cách mạng Tháng Mười
                      Nga thành  công,  Nguyễn  Ái  Quốc quyết  định đến nước Nga để  dự Hội nghị
                      Quốc tế Cộng sản, gặp Lênin và tìm hiểu sự thành công của Cách mạng Nga.
                      Đây là  một  chặng đường mới, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tìm ra con

                      đường đúng đắn để dân tộc thoát vòng nô lệ.
                            Với một mục đích đúng đắn, rõ ràng, một nghị lực phấn đấu phi thường và
                      một  tầm  nhìn  xa  rộng thời  cuộc  thế  giới,  Nguyễn  Ái  Quốc đã  thể hiện  rõ là
                      người hoạt động cách mạng với bản lĩnh kiên cường, gan dạ, khôn khéo. Ngay
                      trong lòng kẻ thù vẫn đấu tranh trực diện với thực dân Pháp, Người đã lên tiếng
                      tại các hội nghị quốc tế, viết báo đấu tranh trên các báo Người cùng khổ (do

                      Người làm chủ bút), báo Nhân đạo, Đời sống công nhân. Đặc biệt là Bản án chế
                      độ thực dân Pháp.
                            Khi được Quốc tế Cộng sản cử về Trung Quốc hoạt động, Người bắt tay
                      vào chỉ đạo đề ra chiến lược cụ thể, vạch ra đường lối, phương châm, phương
                      pháp cho cách mạng Việt Nam, tập hợp lực lượng, xây dựng tổ chức, đào tạo
                      cán bộ. Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam gương cao ngọn cờ lãnh
                      đạo đem đến những thắng lợi to lớn và thắng lợi hoàn toàn.



                                                               831
   828   829   830   831   832   833   834   835   836   837   838