Page 832 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 832
HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
DẤU MỐC THỜI ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
Nhà giáo, Nhà văn LÊ XUÂN ĐỨC
Đại biểu Quốc hội khóa VIII
Đúng 100 năm trước, năm 1911, từ bến cảng Sài Gòn, chàng thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước và ngày
5/6/1911 mãi mãi đi vào dấu mốc cuộc đời Hồ Chí Minh, mãi mãi đi vào lịch sử
của dân tộc Việt Nam.
Cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cậu thiếu niên mới 13 tuổi quê ở làng
Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An chứng kiến cảnh nước mất nhà tan cũng như sự
tàn bạo, áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến đối với người dân đến tận
xương tủy, cậu thiếu niên đã nung nấu ý chí một ngày nào đó sẽ tới nước Pháp
để tìm hiểu cho rõ, tại sao một đất nước nổi tiếng với cuộc cách mạng giành tự
do - bình đẳng - bác ái lại đi xâm lược nước khác.
Tám năm sau, người thanh niên yêu nước 21 tuổi ấy đã quyết định rời đất
nước trên một chiếc tàu buôn của Pháp với cái tên Văn Ba để đến tận nước Pháp
tìm hiểu sự thực về nước này và tìm con đường giải phóng cho dân tộc mình, đất
nước mình.
Bối cảnh đất nước những năm đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng đều thất bại. Các phong trào
yêu nước của nhân dân ta diễn ra đa dạng, phong trào có khuynh hướng dân chủ
tư sản như: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, Việt Nam quang phục
hội… đều thất bại. Nguyên nhân chính là do thiếu đường lối đúng đắn, khoa học,
thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nuốc của các sĩ phu, văn
thân, chí sĩ đã xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu
nước của các vị tiền bối. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Châu Trinh
thực hiện cải lương chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”, chủ trương của cụ
Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa
trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn,
nhưng không có hướng thoát rõ ràng “còn mang nặng cốt cách phong kiến”.
Trước những tiến bộ của cuộc cách mạng Pháp năm 1989, thành tựu văn
830