Page 834 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 834
Những điều làm nên sự vĩ đại của Hồ Chí Minh, sự kiện 5/6/1911 là dấu
mốc thời đại đã bắt đầu chuyển biến và giá trị lịch sử của sự kiện.
1- Nguyễn Tất Thành là người có tố chất đặc biệt, gia đình, quê hương đã
góp phần hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn
lên trong một gia đình khoa bảng, nhân ái, đức độ, văn hóa và yêu nước, một
quê hương nghèo khó mà giàu lòng yêu nước, không chịu sự khuất phục áp bức,
bất công, một quê hương được mệnh danh “đất văn vật, chốn thi thư”, cả hai
làng nội ngoại (Kim Liên, Hoàng Trù) nhiều người đỗ đạt, thành danh.
Thân phụ Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu Hoàng Thị Loan rất yêu thương
con, quan tâm giáo dục và chăm lo việc học hành của con cái. Bước sang tuổi
thiếu niên, Nguyễn Sinh Sắc làm lễ vào làng cho con, đổi tên Nguyễn Sinh Cung
sang Nguyễn Tất Thành với mong muốn con sớm trưởng thành, thành đạt.
Một chuyện hy hữu để lại trong đời và chuyển hướng cuộc đời Nguyễn Tất
Thành, đó là ông nghè Nguyễn Quý Song “khuyến khích ông Sắc cho con đi học
tiếng Pháp với suy nghĩ, muốn đánh Pháp thì phải hiểu tiếng Pháp, muốn hiểu
Pháp thì phải học chữ Pháp”. Nguyễn Tất Thành đã nhập học trường tiểu học
Pháp - Việt bản xứ thành phố Vinh, rồi trường Đông Ba, trường Quốc học Huế.
Bắt đầu bước vào độ chín, Nguyễn Tất Thành không phải học để thu nạp
kiến thức sách vở. Điều quan trọng đối với anh là thực học, thực nghiệm. Những
kiến thức ở trường và chứng kiến thực trạng xã hội ở trung tâm đầu não của chế
độ phong kiến triều đình nhà Nguyễn càng đặt ra nhiều câu hỏi với anh “Hoài
bão cứu dân, cứu nước từ lúc trạc 13 tuổi khi lần đầu biết đến ba chữ Pháp tự do
1
- bình đẳng - bắc ái thì ngay tại Kinh đô đã nhân lên nhiều lần”
2- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm tinh thần cao quý nhất, giữ vị
trí đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, là chuẩn mực
của đạo lý Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là động lực nội sinh to lớn của dân
tộc ta, tạo thành sức mạnh vô địch trong kháng chiến chống ngoại xâm và xây
dựng đất nước. Nguyễn Tất Thành đã hấp thụ và phát huy đến cực độ.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành, phát triển và truyền lại từ
đời này đến đời khác một nội dung thống nhất, xuyên suốt đó là: tình yêu
thương xứ sở, yêu nước gắn với thương nòi, thương nhà, thương mình, trọng
nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung; sự gắn bó và cố kết trong cộng đồng hướng
vào dân, lấy dân làm gốc, xây dựng và bảo vệ truyền thống lịch sử, văn hóa
chung; tư tưởng đại nghĩa, hào hiệp và đặc biệt là ý thức sâu sắc về độc lập, tự
chủ, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
__________
1. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Nghệ An, Những mẩu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 14-15.
832