Page 837 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 837
XÂY DỰNG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
TẠI QUẢNG TRƯỜNG MANG TÊN BÁC
ThS. PHẠM DƯƠNG MỸ THU HUYỀN
Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 2/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đó là Nguyễn Tất Thành, rời
Trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn, khởi đầu cho cuộc hành trình đi
tìm chân lý. Đây là thời gian hết sức quan trọng để Người có bước chuẩn bị trực
tiếp về vật chất, tinh thần, phương tiện và đi đến một quyết định mang tính lịch
sử, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng, của tinh thần yêu
nước, thương dân nồng nàn: Ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, trên con
tàu Amiral Latouche Tréville, từ thương cảng Sài Gòn, người thanh niên Việt
Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, đi sang phương Tây, bắt đầu
cuộc hành trình vĩ đại ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Trong 30 năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, với tên
gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết hàng ngàn bài viết, tác phẩm, trong đó có
khoảng 90 bài viết nhắc đến Sài Gòn. Mỗi bài viết là một nhận định sâu sắc về
tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Sài Gòn lúc bấy giờ. Đặc biệt, Nguyễn
Ái Quốc luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới phong trào công nhân và phong
trào yêu nước của Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau khi sáng lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên tại Quảng Châu (6/1925), Người đã vạch kế hoạch truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin và xây dựng tổ chức cách mạng trong nước. Tháng
10/1926, Nguyễn Ái Quốc đã cử hội viên liên hệ với phong trào công nhân Sài
Gòn - Chợ Lớn và Công hội bí mật của đồng chí Tôn Đức Thắng để tuyên
truyền, giác ngộ, gây dựng cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Sài
Gòn và Nam Kỳ, đưa tư tưởng cách mạng vô sản vào phong trào công nhân và
thâm nhập vào đời sống chính trị - tư tưởng của người dân Sài Gòn và Nam Bộ.
Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Tuy xa cách về địa lý, nhưng trong những năm tháng kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ gian khổ, Sài Gòn vẫn luôn có Bác bên cạnh, lãnh đạo,
chỉ đạo từng giờ từng phút. Người lên án hành động phá hoại hòa bình của thực
dân, đế quốc, đau xót cho những chiến sĩ hy sinh, những người thương vong vì
cuộc chiến tranh phi nghĩa; phê phán mọi hành động phá hoại hòa bình nhằm
835