Page 866 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 866
KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO - CHÂN LÝ CỦA THỜI ĐẠI,
MỤC TIÊU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TS. TRẦN THỊ KIM NINH
Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị khu vực II
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành được sinh ra trong một gia đình nhà
nho yêu nước ở vùng đất Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống
ngoại xâm. Thân sinh của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, là một nhà
nho đỗ đạt, nhưng trong tư tưởng của nhà nho ấy không phải là tư tưởng “trung
quân ái quốc”, mà là “ái quốc là ái dân”: yêu nước là phải yêu dân, yêu dân là
phải yêu nước. Chính tư tưởng tiến bộ này đã đặt nền móng, hình thành rất sớm
tư tưởng yêu nước, thương dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Cũng
từ thủa nhỏ, Nguyễn Tất Thành được cha gửi sang học với thày Vương Thúc
Quý, thày Quý đã giáo dục học trò của mình tư tưởng yêu nước, thương dân và
chí làm trai phải giúp ích cho đời. Mặt khác, nhà thày Quý còn là nơi lui tới của
các sĩ phu yêu nước trong vùng. Trong môi trường ấy, Nguyễn Tất Thành dần
dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất,
nhà tan. Vấn đề liên quan đến sự sống còn của dân tộc đã ngày một thấm sâu
vào trái tim và khối óc của cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành. Ngay lúc này,
Người đã sớm trăn trở về nỗi đau mất nước, về mục tiêu phải tìm được con
đường cứu nước, con đường đó phải giải phóng được dân tộc, giải phóng được
những người lao động nghèo khổ.
Cùng thời gian này, Nguyễn Tất Thành đã tham gia biểu tình cùng với nông
dân 6 huyện của tỉnh Thừa Thiên để đòi giảm sưu, giảm thuế. Những sự kiện mà
Nguyễn Tất Thành tham gia và chứng kiến khiến Người phải suy nghĩ về
nguyên nhân thành, bại của các phong trào yêu nước của nhân dân ta những năm
đầu thế kỷ XX; mặc dù khâm phục lòng yêu nước của các vị tiền bối yêu nước,
như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng chưa hoàn toàn tán thành đường lối
của các ông. Người quyết chí tìm đường ra nước ngoài, xem thế giới như thế
nào, rồi trở về giúp đồng bào. Và đây phải chăng là một: “Sự khước từ cái sai để
đi tìm cái đúng. Sự từ bỏ cái lạc hậu, lỗi thời để đi tìm cái tiên tiến, phù hợp với
864