Page 871 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 871
với nhân dân ta và cách mạng Việt Nam. Trước lúc đi xa, Người để lại bản Di
chúc, mặc dù được viết giữa lúc chiến tranh ác liệt nhất, Di chúc vẫn ngời lên
niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Di chúc của Người không chỉ đơn thuần là sự động
viên đối với nhân dân ta, mà nó xuất phát từ nhận định khoa học và tầm nhìn
chiến lược của Người. Nhận định đó được đúc kết từ kinh nghiệm của những
năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước; đồng thời thể hiện trí tuệ mẫn tiệp của
Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Điều này sẽ lý giải niềm tin sáng
ngời mà Người khẳng định trong Di chúc giữa lúc chiến tranh khốc liệt: “Cuộc
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều
1
hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn” . Như
vậy, Người đã tiên đoán được những khó khăn của cuộc kháng chiến này, bởi sự
hiếu chiến của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Vì dự liệu trước được những khó
khăn đó, Người căn dặn nhân dân ta: “Dù sao chúng ta phải quyết tấm đánh giặc
Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”. Người truyền niềm tin đó đến với nhân dân qua
câu thơ:
“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống
2
nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” .
Với niềm tin vào tính chính nghĩa, vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để
hướng tới mục tiêu chung: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng
một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh, trong Di chúc, Người nhấn
mạnh đến ba lần chữ “nhất định”, khẳng định như là quy luật khách quan, vì đó
là chiến thắng của văn minh đối với bạo tàn, chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước.
Vượt qua khó khăn trong những năm 1969, 1970, thực hiện Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam ra sức phát triển lực lượng, miền Bắc tăng
cường chi viện sức người, sức của đẩy mạnh kháng chiến. Đầu năm 1971, phối
hợp với chiến trường Lào và Campuchia, ta giành thắng lợi lớn về quân sự, nhất
là việc đánh tan cuộc hành quân Lam Sơn 719; tiếp đó, ta mở cuộc tiến công
chiến lược Xuân-Hè 1972. Trước nguy cơ thất bại, đế quốc Mỹ đã tiến hành
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc từ ngày 6/4/1972 mà
đỉnh cao nhất và cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải
Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972. Thắng lợi trong trận “Điện Biên Phủ
trên không” của quân và dân ta đã buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán
và ký kết Hiệp định Pari (ngày 27/1/1973). Ngày 29/3/1973, quân Mỹ ở miền
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 509.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 511.
869