Page 867 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 867

thời đại mới. Đấy là sự vượt qua những lối mòn cũ kỹ để đi tìm cho được con
                      đường mà dân tộc cần đi. Đấy là sự khẳng định một bản lĩnh, một khả năng suy
                      nghĩ độc lập và sáng tạo mà lịch sử đang đòi hỏi. Đấy chính là bước ngoặt rất
                                                                                       1
                      quan trọng khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” .
                            Ngày  5/6/1911,  tàu  Amiran  Latusơ  Tơvêvin  rời  bến  cảng  Sài  Gòn  đi
                      Mácxây mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước, thương
                      dân, ôm ấp một hoài bão lớn là tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học
                      hỏi để trở về giúp nước, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc lên đường sang Pháp.
                      Về mục đích ra đi sang Pháp của mình, năm 1923, Người đã trả lời một nhà báo
                      Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp TỰ
                      DO,  BÌNH  ĐẲNG,  BÁC  ÁI.  Đối  với  chúng  tôi,  người  da  trắng  nào  cũng  là

                      người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với
                                                                                                          2
                      nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” .
                      Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó
                      có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình
                      thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là
                      Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra
                                                            3
                      sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
                            Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người nghiên cứu, tham khảo các
                      cuộc  cách  mạng  điển  hình  trên  thế  giới,  đó  là  cuộc  cách  mạng  tư  sản  Pháp
                      (1789) và cách mạng tư sản Mỹ (1776), nhưng rút ra kết luận “đó là những cuộc
                      cách mạng chưa tới nơi”. “Chưa tới nơi” vì nó chỉ thay đổi về giai cấp bóc lột,
                      phương thức bóc lột, chứ không giải phóng được nhân dân lao động nghèo khổ
                      khỏi áp bức, bóc lột, bất công.

                              Năm 1917, tiếng vang  của Cách  mạng Tháng Mười  Nga đã tác động
                      đến  tư  tưởng,  tình  cảm  của  Người,  đặc biệt  sau  sự  kiện  tiếp  xúc  với  Luận
                      cương  của  Lênin,  Người  đã  xác  định  con  đường  đi  cho  dân  tộc  Việt  Nam
                      “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác, con
                                                   4
                      đường cách mạng vô sản” . Ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị
                      hợp nhất Đảng, thành lập chính đảng của giai cấp công nhân là Đảng Cộng

                      sản Việt Nam; đồng thời thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược
                      vắn tắt của Đảng, văn kiện này đã khẳng định mục tiêu của cách mạng Việt
                      Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội


                      __________
                            1. Đặng Xuân Kỳ, Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990,
                      tr. 11, tr. 9.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 41.
                            3. Báo Nhân dân, số 4062, ngày 18/5/1965.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 30.


                                                               865
   862   863   864   865   866   867   868   869   870   871   872