Page 868 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 868
1
cộng sản” . Như vậy, trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng, đã xác
định rõ mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng
5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải
quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được tự do, độc lập cho toàn
dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà
2
quyền lợi bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” . Nghị quyết
của Hội nghị thể hiện một cách sâu sắc và hoàn chỉnh đường lối giải phóng dân
tộc, đánh dấu bước tiến mới trong tư duy cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là Hội nghị có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng
nước ta. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 và những chủ trương sáng suốt của
lãnh tụ Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
Khi thời cơ cách mạng chín muồi, Người nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp:
“Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Với sức mạnh của
toàn dân như lời Bác hiệu triệu “Toàn quốc đồng bào, hãy đứng dậy, đem sức ta
mà giải phóng cho ta”, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh Pháp, đuổi Nhật,
giành độc lập cho dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của dân
tộc: kỷ nguyên độc lập - tự do.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh
long trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
3
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” . Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn trước dã tâm
xâm lược trở lại Việt Nam của thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
chủ trương hòa hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết xung đột Pháp - Việt
bằng con đường hòa bình, chí ít cũng hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có
thời gian chuẩn bị lực lượng.
Không từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp ngày càng lấn tới,
khả năng hòa hoãn không còn, ngày 20/12/1946, Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 1.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2000, t. 7, tr. 113.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 12.
866