Page 874 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 874
Từ sự bế tắc trong đường lối cứu nước đầu thế kỉ XIX, với sự hy sinh của
biết bao bậc tiền bối cho nhiệm vụ mở lối, tìm đường giải phóng cho dân tộc,
đến thực tiễn của những thắng lợi đã đạt được trong cuộc tranh đấu giành độc
lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo con
đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, chúng ta càng hiểu sâu sắc
hơn về ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước vào thời điểm ấy: Ra đi vì quyết tâm chính trị cao cả, vì mục đích để tìm
đường giải phóng cho dân tộc, để học tập những giá trị văn hóa - văn minh của
nhân loại, vận dụng cho sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Với ý nghĩa lịch sử đó, sự kiện ngày 5/6/1911 không chỉ là một sự kiện đặc
biệt của cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đi ra thế giới
tìm con đường cứu nước cứu, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là sự
kiện mở đầu cho quá trình đất nước Việt Nam từng bước hội nhập vào xu thế
mới của nhân loại dưới sự dẫn dắt của vị lãnh tụ kính yêu của dân dân tộc.
Trong quá trình đó, trên cơ sở tiếp nhận những giá trị văn hóa, văn minh nhân
loại và nắm bắt được xu thế phát triển của loài người trong thời đại mới, thông
qua con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, Việt Nam
đã kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh
tổng hợp trên mọi phương diện, đưa tới những thắng lợi lịch sử vẻ vang cho
cách mạng Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, kế thừa và phát huy các giá trị lịch sử, sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ
Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước càng có ý nghĩa thực tiễn. Với đường lối đổi
mới của Đảng, trên thực tế, sự hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng là quá trình
tiếp tục đi ra thế giới, trong điều kiện lịch sử mới, theo tư tưởng Hồ Chí Minh để
tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại, nắm bắt xu thế phát
triển của loài người, nhằm vận dụng và tiến hành thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để hoàn thành mục tiêu mà toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta đang phấn đấu đó là xây dựng đất nước Việt Nam: “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
2. Phát huy giá trị Di sản Hồ Chí Minh gắn với ý nghĩa lịch sử sự kiện
Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước tại Khu di tích
Nguyễn Sinh Sắc - Đồng Tháp
Đối với dân tộc Việt Nam, trong muôn vàn di sản văn hóa của đất nước,
dân tộc ta đặc biệt được thừa hưởng một di sản văn hóa vô cùng quý báu, đó là
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và các kỷ vật, địa điểm lịch sử liên quan đến
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Di sản văn hóa đặc biệt ấy được các
thế hệ người dân Việt Nam trân quý, giữ gìn và phát huy.
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng của toàn
872