Page 875 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 875
thể nhân dân, muốn được lưu giữ những kỷ vật của Người, cùng với việc thành
lập Ban Phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã cho phép khôi phục các khu lưu
niệm, xây dựng các nhà trưng bày bổ sung di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên tinh thần đó, một số địa phương có di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thành lập Ban phụ trách và tổ chức mở cửa đón khách tham quan như:
Khu Di tích Pác Bó, tỉnh Cao Bằng; Khu Du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái
Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang; Di tích 48 Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,
năm 1975. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, được sự quan tâm của các cấp ủy,
chính quyền, việc nghiên cứu, sưu tầm các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh
được quan tâm đặc biệt. Nhiều di tích tiếp tục được khôi phục và giới thiệu tới
công chúng như: Nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, thành phố Huế, nơi gia đình Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng sống những năm đầu thế kỷ XX; Khu Lưu niệm Nhà Rồng,
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, năm 1911; Khu di tích
Trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết; Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, tỉnh Đồng Tháp.
Khu di tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Đồng Tháp là một
di tích trong Hệ thống bảo tàng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời
gian qua, Khu di tích đã và đang thực hiện tốt chức năng gìn giữ, bảo tồn
những giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ. Di tích thực hiện nhiệm vụ bảo quản
gìn giữ Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Một nhà nho yêu nước, thân sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trưng bày tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự
nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, về cuộc đời và hoạt động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch
sử và nghiên cứu khoa học.
Với hơn 40 năm hoạt động, kể từ khi khởi công xây dựng vào ngày
22/8/1975 đến nay, nơi đây không chỉ trở thành một trường học thực tiễn sinh
động mà còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn
lượt du khách đến tham quan, học tập, vui chơi, giải trí. Với giá trị lịch sử văn
hóa của khu di tích, ngày 09/4/1992, Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 420/QĐ-BVHTT xếp hạng Khu
di tích là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đặc biệt tại Khu di tích còn có công trình: Mô hình Nhà sàn Bác Hồ, được
phục dựng theo nguyên mẫu Ngôi Nhà sàn của Bác tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội,
nơi Bác Hồ đã sống và làm việc từ năm 1958 đến năm 1969. Mỗi hiện vật được
phục chế trưng bày tại Nhà sàn, từ căn phòng làm việc, cây bút chì, viên sỏi
chặn giấy, đến chiếc giường ngủ đơn sơ với cây quát lá cọ,… đều là những câu
chuyện sống động về cuộc sống sinh hoạt đời thường của vị lãnh tụ kính yêu của
dân tộc Việt Nam, rất đỗi bình dị, giản đơn như bao người dân Việt Nam, không
873