Page 873 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 873
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI Ý NGHĨA LỊCH SỬ
NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC TẠI KHU DI TÍCH
NGUYỄN SINH SẮC, ĐỒNG THÁP
PHAN THỊ VŨ QUYÊN
Giám đốc Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc
1. Nhận thức về sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-
05/6/2021), chúng ta cùng nhớ lại một mốc lịch sử quan trọng của đất nước in
đậm dấu ấn và vai trò đặc biệt quan trọng của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc
Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
vào ngày 05/6/1911 vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử cho đến ngày hôm
nay. Sự kiện đó thể hiện ý chí, quyết tâm, nghị lực của một cá nhân, nhưng cũng
toát lên ý chí khát vọng của một dân tộc đang vươn lên để tìm cho mình một
hướng đi mới, mở ra một chân trời mới.
Trở lại với những năm đầu thế kỷ XIX, cả đất nước Việt Nam rên xiết dưới
ách thực dân, các tư tưởng yêu nước, con đường cứu dân, cứu nước, giải phóng
dân tộc của các chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ đều bế tắc, không cứu được dân tộc
ra khỏi ách lầm than cơ cực. Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời
cuộc, những biến cố của lịch sử, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
(sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có tên gọi thân thương là Bác Hồ) đã
quyết tâm ra nước ngoài và tìm thấy chân lý cách mạng: Con đường đi theo chủ
nghĩa Mác-Lênin là con đường giải phóng chân chính cho dân tộc, con đường
định hướng cho nhân loại tiến bộ. Từ ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, từ sự thôi
thúc của lòng yêu nước cháy bỏng, từ yêu cầu bức thiết của đất nước và dân tộc,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã học tập, tìm hiểu thực tế và
tham gia các phong trào yêu nước tiến bộ ở những nơi Người đã đi qua trong
khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1941 để tích lũy cái hay, cái mới, cái đẹp
và giá trị tinh hoa của nhân loại, nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng trên
quê hương yêu dấu của mình.
871