Page 69 - 9786045773079
P. 69
tiếp trên mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7%).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tiếng Việt dùng để giao
tiếp trên mạng xã hội của học sinh hiện nay không
thuần nhất như vốn tiếng Việt truyền thống mà họ
đã tự “sáng tạo” cho mình một kiểu/loại ngôn ngữ
riêng không theo quy chuẩn của tiếng Việt, được gọi
nôm na là ngôn ngữ tuổi teen. Trong nhiều trường
hợp, tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi từ cách viết
đến cấu trúc câu, hay cố tình viết chệch âm, sai lỗi
chính tả,... Đó là các dạng thức ngôn ngữ được tạo ra
bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng
Việt, với việc kết hợp tiếng Việt với ngôn ngữ khác
(tiếng Anh...) (38,8%) hay những cách viết sáng tạo,
viết tắt, sử dụng tiếng lóng hoặc kết hợp nhiều loại
ký hiệu khác nhau (29,7%). Tất cả những sự tự "sáng
tạo" ấy có thể xem như cách thể hiện sự khác biệt của
học sinh trên mạng xã hội. Ví dụ, hiện có thể dễ dàng
bắt gặp một số xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới
trẻ để diễn đạt lời nói, cảm nghĩ, ý tưởng,... của mình
trên mạng xã hội như sau: diễn đạt theo xu hướng
đơn giản hóa như: wá (quá), wen (quen), wên (quên),
u (bạn, mày), ni (nay), gato (ghen ăn tức ở)... hay
diễn đạt theo xu hướng phức tạp hóa ngôn ngữ: dzui
(vui), thoai (thôi), nóa (nó), đóa (đó), dzìa (về), roài
(rồi),... hoặc cố tình viết chệch âm nhằm tạo sự vui
vẻ, tinh nghịch trong lời nói như: hem (không), lun
(luôn), bùn (buồn), bitk? (biết không?), xiền (tiền),...
Một số khác thích sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt
67