Page 317 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 317

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  vật chất, vũ khí, trang bị vào các chiến trường; bảo đảm cho hơn 2 triệu lượt
                  người hành quân; cơ động 10 lượt sư đoàn, hộ tống hơn 90 đơn vị kỹ thuật

                  vào các chiến trường... . Đặc biệt, tuyến vận tải Trường Sơn với mạng lưới
                                            1
                  hậu cần hoàn chỉnh, vững chắc, đã bảo đảm chi viện khối lượng lớn vật chất,
                  nhất là bảo  đảm cơ  động cho 3 quân  đoàn, 5 sư  đoàn, 2 trung  đoàn binh

                  chủng, cùng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại kịp thời vào chiến trường
                  cùng với quân và dân cả nước tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
                  Xuân năm 1975.
                      Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của Bộ  đội Trường Sơn

                  (19/5/2009), Đại tướng đã gửi thư và một lần nữa khẳng định: “Chiến công của
                  mặt trận đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng
                  sinh động của sức mạnh đại đoàn kết, khát vọng chiến đấu vì độc lập, tự do,

                  thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta;... Chiến công đó là thắng lợi của công tác
                  bảo đảm hậu cần chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” .
                                                                                                 2
                      3. Chỉ đạo tổ chức chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam,

                  kết hợp chặt chẽ các lực lượng trong tạo thế và lực lượng hậu cần
                  chuẩn bị cho thời cơ lớn giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
                  nhất đất nước

                      Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), để tiến tới giải phóng

                  hoàn toàn miền Nam, thống nhất  đất nước, tháng 10/1974, Bộ Chính trị
                  Trung ương Đảng đã thông qua Kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm
                  (1975-1976). Tuy nhiên, sau chiến thắng Tây Nguyên, thời cơ thuận lợi đã
                  mở ra, quân và dân ta đồng loạt tiến công nổi dậy, nhanh chóng làm chủ

                  tình hình, giải phóng nhiều địa bàn quan trọng. Trước tình hình đó, ngày
                  14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương phê chuẩn Quyết tâm Chiến
                  dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô

                  lớn nhất trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của
                  Đại tướng chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa,


                  _______________

                      1. Xem Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Hà Nội, 2001,
                  tr. 512-513.
                      2. Kỷ yếu Hội thảo “Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, Hà Nội, 2009,
                  tr. 11-12.

                                                                                                   315
   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321   322